Blog | Maybanhang.net

5 lời khuyên khi mở cửa hàng thực phẩm sạch

Written by Cuong Tran | 24/12/2015

Thực phẩm không an toàn hiện nay đang là nỗi lo của nhiều bà nội trợ. Các thông tin về thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm liên tục được cập nhật trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. Từ đồ ăn tươi sống: Thịt, tôm, cá… đến các loại rau, củ, quả được nuôi trồng và chăm sóc trong một môi trường không đảm bảo, thậm chí là bị phun tưới bằng những chất hóa học độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Mô hình thực phẩm sạch đang trở thành xu thế mới.

 

Nắm bắt được tâm lý cùng với nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do không lường trước được khó khăn nên cứ 10 cửa hàng thực phẩm sạch mở ra thì có tới hơn một nửa phải đóng cửa trong thời gian ngắn. Dưới đây là một số lời khuyên cho những ai đang mong muốn khởi nghiệp thành công với ngành thực phẩm sạch.

 

1. Lựa chọn địa điểm tốt

Việc chọn địa điểm kinh doanh thực sự quan trọng với sự thành bại của một cửa hàng thực phẩm sạch. Bạn có thể tìm địa điểm mở cửa hàng dựa theo tập khách hàng muốn hướng tới. Nếu đối tượng khách hàng là dân văn phòng, bạn nên tìm địa điểm trên trục đường chính, phù hợp với việc mua sắm khi tan sở. Hoặc đối tượng là khu dân cư, bạn nên chọn những nơi có dân cư là người trẻ, các cặp vợ chồng trẻ, thu nhập khá trở lên và có tri thức tốt. Đó là những tập khách hàng rất quan tâm đến sức khỏe, luôn đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hải Sản Sói biển luôn tấp nập khách ra vào.

 

Ngoài ra, bạn cũng đừng lo ngại khi đặt cửa hàng nằm ngay cạnh một đối thủ đã có tiếng bởi nhiều mô hình thực phẩm sạch đồng thời mở ra sẽ giúp người dân có ý thức hơn trong việc chọn cho gia đình mình những sản phẩm thực sự an toàn.

 

2. Tìm nguồn hàng chất lượng và độc quyền phân phối

Bắt tay vào công việc kinh doanh thực phẩm sạch bạn cần hiểu rõ về nguồn gốc, chất lượng của từng sản phẩm để có thể tư vấn cho người tiêu dùng chính xác mặt hàng họ cần. Có như vậy, khách hàng sẽ càng tin tưởng và quay lại mua hàng của bạn. Qua những chuyến đi thực tế tại các vùng quê, bạn có thể liên hệ với những cơ sở sản xuất, nuôi trồng uy tín và đặt vấn đề phân phối độc quyền để có nguồn hàng chất lượng và ổn định.

Anh Trần Văn Quân (Khách hàng của MAYBANHANG.NET) – chủ chuỗi CH Hải sản Sói biển cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại vườn rau chùm ngây.

 

Ngoài ra, việc tính toán về việc nhập hàng, tiêu thụ hàng cũng là một bài toán rất quan trọng. Bạn cần cân đối việc nhập hàng ban đầu và đưa ra phương án xử lý hàng tươi sống trong ngày. Cách sơ chế, đóng khay, sử dụng màng bọc thực phẩm và bảo quản thực phẩm ở tủ mát, tủ đông cần phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Thịt lợn bán trong ngày nên nhập lượng vừa phải, bảo quản tốt, nếu bán trong ngày không hết, bạn phải đưa cấp đông ngay và bán hạ giá phần cấp đông này hoặc chuyển sang làm ruốc sạch. Tương tự với các mặt hàng hải sản, bạn có thể làm chả hay các món chế biến sẵn...

Và đặc biệt để tồn tại trong thời gian đầu, cửa hàng của bạn cần phải có một nguồn hàng riêng, chất lượng và thực sự khác biệt làm điểm mạnh. Đây cũng là một cách xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng biết đến góp phần phát triển công việc kinh doanh.

 

3. Tạo sự tin tưởng nơi khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố quyết định sự thành công của cửa hàng. Một cửa hàng thực phẩm sạch thành công luôn đi cùng với lượng khách hàng quen và ổn định. Để khách hàng tin tưởng, quay lại mua hàng và quan trọng hơn là giới thiệu, nói tốt về cửa hàng của mình, bạn cần hiểu khách hàng cần gì, họ muốn gì.

Khách hàng luôn là sự quyết định sự thành công của cửa hàng.

 

Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách lưu lại các thông tin như tên, địa chỉ, nhu cầu, nghề nghiệp, sở thích... của họ để tiện việc chăm sóc và hiểu rõ khách hơn. Khi biết một khách hàng có sở thích như thế nào, thường mua loại mặt hàng gì, bạn sẽ dễ dàng tư vấn và giới thiệu sản phẩm mới đến họ. Hãy coi khách hàng như là người thân của bạn!

 

4. Cần áp dụng một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp

Với những người mới mở cửa hàng thực phẩm sạch không có bất kỳ kinh nghiệm nào, trong giai đoạn đầu hoạt động, cửa hàng thường sẽ không biết cách bảo quản tốt để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng,  kiểm soát lượng xuất - nhập - tồn để hàng hóa trong ngày được bán hết, hay cách quản lý chặt chẽ nhằm kiểm soát sự hao hụt do thất thoát… Do đó việc áp dụng phần mềm bán hàng siêu thị sẽ giúp những cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch giải quyết được những khó khăn ban đầu như bán hàng nhanh, in hóa đơn và thanh toán chính xác cho khách hàng, quản lý xuất nhập tồn, theo dõi doanh số và kiểm kho hàng ngày giúp giảm thiểu tới 80% thất thoát, đặc biệt là tiết kiệm chi phí.

 

5. Quyết tâm, Đam mê và có Tâm với nghề

Lời khuyên cuối cùng cũng là điều kiện tiên quyết mà công việc nào cũng cần đó là "Quyết tâm và Đam mê". Kinh doanh thực phẩm sạch cần sự tỉ mỉ, tính toán rất chặt chẽ. Khi mới kinh doanh, chưa có lượng khách hàng ổn định thì thời gian đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có sự quyết tâm vượt qua quãng thời gian này (thường là 3->6 tháng) thì việc nản chí và đóng cửa hàng là không thể tránh khỏi.

Kinh doanh thực phẩm sạch trong thời điểm thị trường hiện nay rất cần chữ “TÂM” của người kinh doanh, với phương châm mang lại nguồn sản phẩm tiêu dùng đảm bảo an toàn và cung cấp dinh dưỡng cho người tiêu dùng Việt, có như vậy thương hiệu thực phẩm sạch mới tồn tại lâu và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Chúc các bạn thành công!

 >>Học hỏi kinh nghiệm: Những yếu tố để kinh doanh thực phẩm sạch thành công

 

Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG