Blog | Maybanhang.net

7 CÔNG VIỆC NGƯỜI QUẢN LÝ NHÀ HÀNG PHẢI TRẢI QUA

Written by Cong Nguyen | 24/10/2016

Quản lý nhà hàng là một công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách, đòi hỏi người quản lý phải trang bị đầy đủ mọi kỹ năng, từ kỹ năng chuyên môn cho đến kỹ năng mềm.

Quản lý nhân viên, quản lý tài chính, quản lý hàng hóa, quản lý tài sản nhà hàng, quản lý tiêu chuẩn phục vục, điều hành công việc, giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng,…

Bạn sẽ phải quản lý, điều hành mọi hoạt động của cửa hàng. Vậy bạn có còn muốn trở thành một nhà quản lý nhà hàng?

Hôm nay MAYBANHANG.NET sẽ chia sẻ những công việc mà một nhà quản lý nhà hàng sẽ đảm nhận để bạn có thể hiểu rõ hơn, và chuẩn bị tốt những kỹ năng ấy cho mình nhé.

Quản lý nhân viên

Người quản lý nhà hàng chính là người đề xuất tuyển dụng các chức danh, bộ phận cho nhà hàng. Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Nhân viên có thực hiện đúng nghiệp vụ của nhà hàng hay không là do sự đào tạo, hướng dẫn của người quản lý.

Người quản lý cũng đảm nhận nhiệm vụ đánh giá kết quả công việc và năng lực làm việc của nhân viên để có chính sách thưởng, phạt chính xác và công tâm.

Quản lý tài chính

Người quản lý nhà hàng sẽ trực tiếp ký, theo dõi việc sửa đổi hay hủy hóa đơn bán hàng. Doanh thu bán hàng cũng do người quản lý kiểm tra hàng ngày.

Ngoài ra, nhà hàng sẽ có một nguồn thu nhập khác là tiền Tip. Người quản lý nhà hàng cần quản lý khoản thu nhập này để tổ chức những buổi đi chơi hay dùng để thưởng thêm cho nhân viên tiêu biểu, tạo sự hưng phấn cho nhân viên hoàn thành tốt công việc.

Quản lý hàng hóa

Công việc thu mua hàng hóa, thực phẩm của nhà hàng hàng ngày đều được giám sát và ký duyệt bởi người quản lý. Người quản lý cũng chịu trách nhiệm ký xác nhận những yêu cầu xuất kho, cũng như trực tiếp xử lý các món ăn bị hỏng.

Quản lý tài sản nhà hàng

Đặc thù ngành nghề nhà hàng sẽ phải sử dụng nhiều công cụ, dụng cụ nhỏ với số lượng lớn. Người quản lý phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi số lượng vật dụng để kịp thời giải trình, báo cáo những trường hợp mất mát, hư hỏng.

Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

Một nhà hàng kinh doanh thành công không chỉ nhờ vào những món ăn ngon mà còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn phục vụ, có thể làm hài lòng khách hàng. Người quản lý cần giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy tắc phục vụ của nhà hàng của nhân viên. Cần báo cáo và đề xuất cải tiến quy chuẩn phục vụ của nhà hàng.

Điều hành công việc

Sắp xếp, điều động nhân viên thực hiện công việc

Tổ chức các buổi họp đầu ca để phổ biến, truyền đạt thông tin cho nhân viên.

Xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện của nhân viên.

Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng

Nhà hàng là nơi dễ phát sinh khiếu nại từ khách hàng, người quản lý nhà hàng cần trực tiếp giải quyết những khiếu nại ấy. Người quản lý nên tổ chức theo dõi đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Thống kê, báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng để có có hướng phát triển, hay xử lý kịp thời những tiêu chuẩn phục vụ hiện hàng.

MAYBANHANG.NET vừa nêu ra một vài nhiệm vụ chính của người quản lý nhà hàng, và còn nhiều hơn thế nữa những công việc mà người quản lý phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn phần nào nghề quản lý nhà hàng và rút được cho bản thân mình những kiến thức, kinh nghiệm.
Chúc bạn hoàn thành tốt công việc của mình!

Xem thêm

>> Quản lý nhà hàng - Thiên thần hay ác quỷ?

>> Quản lý nhà hàng giỏi: 5 điều không thể bỏ qua