Bạn có nhận thấy văn hóa mua sắm của chúng ta đã thay đổi nhiều như thế nào trong thập kỷ qua? Có thể vì cuộc suy thoái kinh tế trong năm 2008 hoặc có thể chỉ là một sự thay đổi tự nhiên sẽ diễn ra, nhưng tất cả mọi người dường như sẽ cắt giảm chi phí của họ.
Nhận thấy xu hướng cắt giảm chi tiêu đang diễn ra hàng ngày, các nhà Quản lý bán hàng đã nghĩ ra chiến lược kinh doanh mới, mang tên “Giảm giá”. Người dùng đăng ký tài khoản mới và nhận được những mã giảm giá. Thực tế, họ đang mua một sản phẩm/dịch vụ ở một mức giá thấp hơn. Giảm giá ở khắp mọi nơi, và người tiêu dùng đã bắt đầu được thỏa hiệp để không mua hàng nếu không được “giá hời”
Giảm giá có hiệu quả ở góc độ tiếp thị và bán hàng, đặc biệt khi bạn đang ở trong một cuộc khủng hoảng. Bạn thu hút một loạt các khách hàng mới cho cửa hàng của bạn, những người bạn có thể không bao giờ tìm thấy trước đây. Và bạn đang khuyến khích họ mua bằng cách cung cấp cho họ một “deal”
Và trong khi nó nghe có vẻ là chiến lược tuyệt vời nhất, nhưng giảm giá thực sự có thể làm tổn hại việc kinh doanh của bạn trong thời gian dài. Trong bài viết ngày hôm nay bạn sẽ hiểu rõ hơn: việc giảm giá của các nhà Quản lý bán hàng thực sự có thể cản trở việc bán hàng như thế nào.
Khi nhà quản lý bán hàng cung cấp một sự giảm giá trên sản phẩm, đó cũng là những gì bạn đang nói với khách hàng? Nó nói rằng bạn không tin vào những sản phẩm bạn đang bán khi mà bạn có thể bán nó với giá chuẩn. Ngay sau khi bạn cung cấp sản phẩm được giảm giá, khách hàng ngay lập tức mất đi sự tự tin với sản phẩm và thấy rằng bạn không cố gắng, hết lòng, để bán cho họ. Niềm tin là một quá trình vun đắp nhưng dễ dàng thay đổi, vì vậy khi bạn đã mất đó, có thể bạn đã mất đi cơ hội bán hàng.
Khi bạn cung cấp sự giảm giá, cho dù đó là sự tham gia đầu tiên hoặc tham gia lần thứ hai, thứ ba,... ngay sau khi bạn hạ thấp giá trị sản phẩm, khách hàng sẽ mong đợi điều tương tự trong thời gian tiếp theo. Hoặc, họ sẽ giữ cho đến khi bạn cung cấp một mức giá "đặc biệt", và rất có thể, họ sẽ không mua hàng khi mà không có sự giảm giá. Bạn sẽ không muốn thiết lập tiền lệ cho khách hàng khi mà họ luôn mua hàng của bạn ở một mức giá giảm giá. Đó chỉ là một phương thức quản lý bán hàng xấu.
Hầu hết mọi người đánh giá giá trị điều/vật gì đó dựa trên giá của nó. Là một nhân viên bán hàng, công việc của bạn là bán giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn theo những cách khác. Bạn sẽ không nói rằng sản phẩm của bạn là tốt nhất vì nó là đắt nhất, phải không?
Nếu bạn không chứng minh được sản phẩm của bạn thật sự mang lại giá trị cho cuộc sống của khách hàng thì việc giảm giá càng làm mất đi giá trị sản phẩm. Khách hàng có thể vẫn mua hàng của bạn, nhưng họ sẽ không đặt nhiều giá trị vào nó như trước đây.
Bạn nói với khách hàng rằng đây là gói giá cả tiêu chuẩn của bạn và những gì tốt nhất mà bạn làm cho họ. Bạn cung cấp một sự giảm giá, tất nhiên!
Khách hàng có thể vui mừng vào thời điểm đó khi có được sản phẩm ở một mức giá thấp hơn, tuy nhiên họ cũng suy nghĩ về sự giảm giá ấy, “Đây là sản phẩm tốt nhất nhưng lại được giảm giá? Tại sao họ lại bán sản phẩm tốt với mức giá hời như vậy?” Chính bạn là người đã mang đến câu hỏi ngờ vực cho khách hàng.
Với sự cạnh tranh ngày càng tăng, việc quản lý một doanh nghiệp thành công thậm chí còn quan trọng hơn là giữ được lợi nhuận nhiều như mong muốn. Nếu bạn giảm giá 50% để bán hàng? Nó có nghĩa rằng để đạt mục tiêu doanh thu như đã đặt ra, bạn sẽ phải bán gấp đôi. Bạn có thời gian và nhân lực để làm điều đó?
Việc giảm giá để bán hàng chỉ mang lại lợi ích nhất thời, và lâu dài đây là con đường giết chết doanh nghiệp của bạn. Với 5 lý do trên, MAYBANHANG.NET khuyên các nhà quản lý bán hàng hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa ra những quyết định giảm giá của mình. Chúc bạn tìm được phương án bán hàng hợp lý nhất!
Xem thêm
>> 7 tuyệt chiêu giúp tối đa hóa doanh thu
>> Phong thủy nhà hàng - Yếu tố giúp kinh doanh thành công
Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG