Blog | Maybanhang.net

5 TỔN THẤT TO LỚN KHI PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ĐỘT NGỘT BỊ HỎNG

Written by TH | 29/05/2019

Phần mềm quản lý nhà hàng đang trở nên phổ biến và là công cụ đắc lực cho các nhà quản lý nhà hàng cũng như đội ngũ nhân viên trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, không phải phần mềm nào cũng chạy tốt và ổn định. Một ngày đẹp trời, nhà hàng đang đông khách, bỗng dưng màn hình tối thui và phần mềm đột ngột bị hỏng. Điều gì tồi tệ có thể xảy ra?

1. Phục vụ khách hàng chậm

Khi dùng phần mềm, nhân viên phục vụ sẽ nhận order của khách và chọn món trên ipad. Sau khi kết thúc, người đó chỉ cần nhấn nút “In bếp” thì máy in ở bếp sẽ tự in phiếu để nhà bếp chế biến.

Khi phần mềm quản lý nhà hàng bị hỏng, nhân viên phục vụ phải ghi chép bằng tay, chạy xuống bếp, chạy sang quầy bar để đưa phiếu rồi lại quay lại bàn xem khách có cần gì không. Sau đó một lúc lại chạy xuống xem món ăn đã sẵn sàng chưa, nếu chưa thì lại lên rồi lại xuống, cứ như thế mãi,…

Xem thêm: Lý do nhà hàng đông nhân viên mà vẫn phục vụ chậm

Nhân viên chạy đi chạy lại nhiều sẽ mệt, không còn sức lực và hứng thú phục vụ khách hàng nữa. Khách thì khó chịu vì phải đợi lâu và đôi lúc cần cái nọ cái kia thì chẳng thấy bóng dáng phục vụ bàn đâu cả. Cả hai bên sẽ dễ xảy ra xích mích nếu có những điều nhỏ nhặt chưa được hài lòng.

2. Chế biến nhầm món ăn

Trong quá trình phần mềm quản lý nhà hàng hoạt động tốt, nhân viên phục vụ chỉ cần bấm vào hình món ăn, sau khi kết thúc có thể đưa cho khách xem lại để tránh nhầm lẫn. Việc không phải ghi phiếu bằng tay cũng tiết kiệm được thời gian nên phục vụ bàn không phải vội vàng và không bị áp lực. Sau đó phần mềm sẽ kết nối với bếp bằng màn hình bếp hoặc máy in bếp in ra phiếu chế biến, nhà bếp cứ theo đó mà làm.

Việc ghi món bằng tay có thể xảy ra sai sót nếu nhân viên chữ xấu, viết nhầm món hoặc viết tắt khiến nhà bếp hiểu sai và chế biến nhầm. Khi khách hàng không đồng ý dùng món đó thì phải đổ đi, gây lãng phí cho nhà hàng và tạo nên sự khó chịu vì khách hàng lại phải chờ đợi thêm thời gian nữa.

3. Thanh toán chậm hoặc sai

Với phần mềm quản lý nhà hàng, nhân viên phục vụ dễ dàng thêm món, hủy món hay đổi trả hàng bia, nước ngọt và khi khách hàng yêu cầu thanh toán, phục vụ bàn chỉ cần ấn in tạm tính để khách kiểm tra trước. Phần mềm sẽ tự động tính số lượng, số tiền và tổng tiền, tránh được tình trạng nhầm lẫn khi thanh toán.

Còn trường hợp thủ công, nhân viên phục vụ phải tự tính tiền hoặc đưa phiếu cho thu ngân tính. Khi tính nhẩm hoặc dùng máy tính bấm, không thể tránh khỏi sai sót trong trường hợp nhớ nhầm giá, số lượng món ăn quá nhiều hoặc thay đổi món.

Xem thêm: Bắt thóp những mánh khóe gian lận của thu ngân

Tình trạng khách hàng phải chờ đợi để được trả tiền, đến lúc tính tiền lại sai khiến cho hình ảnh của nhà hàng trở nên thiếu chuyên nghiệp hoặc một số trường hợp khách hàng sẽ nghi ngờ nhà hàng làm ăn gian dối, cố tình tính tiền nhiều lên.

4. Nhân viên gian lận

Trong quá trình sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, bất kỳ hoạt động xuất – nhập – chuyển hàng ra hay vào kho, bán hàng, đổi trả hàng đều được đưa lên hệ thống và số liệu chính xác đến từng đơn vị. Tùy theo quy định của nhà hàng, nhân viên kho sẽ phải kiểm đếm hàng hóa và khớp số liệu liên tục với thực tế.

Ngoài ra, phần mềm có chức năng định lượng nguyên vật liệu cho nhà bếp giúp nhà bếp chế biến đúng số xuất ăn tương đương với số lượng thực phẩm nhập vào, vừa đảm bảo chất lượng món ăn vừa giúp nhà hàng có lãi ổn định.

Khi phần mềm bị lỗi, việc quản lý hàng hóa và nguyên vật liệu khó có thể sát sao, nhân viên dễ thông đồng với nhau làm ăn gian dối, bớt xén đồ ăn, thức uống, tuồn hàng vào để bán lấy tiền ngoài, lãng phí thức ăn và gây ra tổn thất cho nhà hàng.       

5. Không kiểm soát được doanh thu

Chỉ với chiếc điện thoại di động, người quản lý có thể biết được doanh thu chính xác của nhà hàng được cập nhật liên tục từng phút từng giây. Bất gì thao tác nào của nhân viên cũng được phần mềm ghi lại và các báo cáo sẽ được gửi đến người quản lý với đầy đủ nội dung về số lượng hóa đơn, tổng tiền thu được, số lãi đạt được.

Khi không còn phần mềm quản lý nhà hàng, người quản lý sẽ phải chật vật trong việc kiểm soát chính xác số lượng hóa đơn bán ra, hàng tồn kho, hàng hủy, thất thoát,… Nếu không nắm bắt được con số cụ thể, người quản lý sẽ không dự trù được dòng tiền, không kiểm soát được thất thoát, lãng phí và gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng đến lợi nhuận của nhà hàng.

Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe lớn

Việc lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng với chất lượng ổn định, đảm bảo việc bán hàng liên tục ngay cả khi internet bị hỏng là cực kì quan trọng, giúp cho nhà hàng của bạn không gặp phải những rắc rối kể trên.

Với nhiều năm kinh nghiệm giúp cho hơn 15.000 khách hàng là chủ nhà hàng, quán cafe, căn tin, bếp ăn công nghiệp thành công trong công việc kinh doanh của mình, MAYBANHANG.NET tự hào là phần mềm tốt nhất trong lĩnh vực quản lý nhà hàng hiện nay. Đăng ký dùng thử 7 ngày miễn phí để kiểm nghiệm!

 ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG