Blog | Maybanhang.net

Cafe Startup - Hãy Nhìn Lại The KAfe “Triệu Đô" Và Thôi Ảo Tưởng!

Written by Hà Hoàng | 18/05/2017

Thời gian qua, các quán cafe startup đua nhau ra đời và “hồ hởi" công bố đã huy động được hàng triệu USD của nhà đầu tư, trong đó có The KAfe. Thế nhưng, cuộc chơi này không hề dễ dàng. Điều gì khiến The KAfe phải đóng cửa sau 3 năm tạo cơn sốt trong cộng đồng cafe Việt?

>> Phong thuỷ quán cafe - 8 bí mật bạn cần biết

>> Mở quán cafe cần chuẩn bị vật dụng như thế nào?

Lý do các quán cafe nở ra rầm rộ

Trước năm 2015: Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu Cafe đứng thứ 2 thế giới, nhưng lượng tiêu thụ cafe lại cực kỳ thấp. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), 1 người Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng  0,5 kg cafe/năm. Trong khi đó, Brazil là 5 - 6kg, các nước Bắc Âu: 10kg (số liệu năm 2014).

Lượng tiêu thụ cafe tăng lên khi những thương hiệu nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam như Starbucks, McCafé, Gloria Jeans Coffees, The Coffee Bean & Tea Leaf, Dunkin Donuts,... làm thay đổi thói quen uống cafe của người Việt. Trước tình hình này, một số thương hiệu cafe “sân nhà" bắt đầu hình thành và nỗ lực không ngừng để giành lại thị phần. Các chuỗi cafe startup ồ ạt ra đời.


Chuỗi cafe startup The KAfe - thương hiệu đình đám một thời

Tại sao Cafe startup, điển hình như The KAfe thất bại?

Người chủ thường tự tin quá mức về “concept” của mình. Họ nghĩ rằng mình đang có một mô hình kinh doanh đặc biệt. Nhưng trên thực tế, các mô hình cà phê không chỉ đang rất bão hoà mà còn có tỉ lệ cạnh tranh lớn. Đó là chưa kể đến “concept" ấy dễ bị đối thủ sao chép, sáng tạo thêm và được công chúng đón nhận. Nếu lõi sản phẩm không vững, đối thủ sẽ bắt kịp rất nhanh. Nếu chuỗi không tự đổi mới để vươn lên thì sẽ nắm chắc thất bại.

  • Những gì còn sót lại của The KAfe sau khi đóng cửa

  • Bị ảo tưởng về những thành công ban đầu được mọi người tung hô quá mức cũng dễ khiến các chuỗi Cafe startup “ngủ quên trong chiến thắng”. Đây là cái bẫy khiến họ không còn nhìn thấy rõ khuyết điểm của mô hình lẫn những vấn đề phát sinh sau đó. Họ ảo tưởng về giá trị chuỗi cafe của mình. Trong khi thương hiệu đó không thực sự có giá cao như vậy.

  • Nhận vốn đầu tư bên ngoài nghĩa là chấp nhận gánh thêm áp lực. The KAfe được đầu tư nhiều như vậy, tại sao lại thất bại? Đó là vì chuỗi chỉ chăm chăm tới việc hoàn thành chỉ tiêu nhà đầu tư đặt ra mà không nghĩ tới đứa con tinh thần. Họ cố gắng mở rộng thật nhiều chi nhánh, phát triển hàng loạt thương hiệu: The KAfe, The KAfe Village, The KAfe Box và The Burger Box. Thế nhưng người tiêu dùng vẫn quay lưng với họ vì thực đơn quán không đặc sắc. Trong khi đó, khách hàng có quyền chọn lựa giữa rất nhiều thương hiệu nổi tiếng khác trên thị trường.

  • The KAfe từng là làn gió mới cho ẩm thực Việt Nam

  • Một lý do riêng nữa là scandal. Tháng 8/2016, The KAfe bị tố cáo chiếm dụng vốn công ty thực phẩm Gia Tường (4 tỷ) và ITED (1,5 tỷ).  Xem thêm chi tiết tại đây.

  • Quản lý một chuỗi các cửa hàng cafe còn dễ gặp khó khăn lớn trong vấn đề quản trị. Ví dụ điển hình là chuỗi Tonkin Coffee. Sau khi phát triển thêm 8 quán, chuỗi cũng gặp phải khủng hoảng do nguồn lực bị dàn trải và gánh nặng nợ nần.

  • Mô hình thường thấy của các chuỗi cafe Việt Nam hiện nay

Bài học rút ra từ những chuỗi Cafe startup

  • Doanh thu cao chưa chắc đã thành công. Đây là cái bẫy đầu tiên mà các chủ đầu tư hay gặp phải, khiến họ mạnh tay đầu tư hơn nữa. Thậm chí họ sẵn sàng thuê mặt bằng với giá cao hơn dù địa điểm xấu. Dẫn tới việc quán mở ra chỉ toàn nhân viên mà không thấy khách.

  • Đừng vội vàng mở rộng khi bạn chưa thể quản trị tốt những cửa hàng hiện tại. Bạn chỉ nên phát triển chuỗi khi thấy vững vàng về tài chính, quản lý tốt nhân viên, nguyên vật liệu, chăm sóc tốt các khách hàng hiện tại cũng như tìm được mặt bằng phù hợp. Nhìn chung, nền tảng quản trị nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý chuỗi tại Việt Nam vẫn còn non kém so với các thương hiệu tên tuổi nước ngoài. Để bù đắp sự thua kém này, các nhà khởi nghiệp cafe Việt Nam có lẽ phải mất thêm một thời gian dài nỗ lực học hỏi từ các thương hiệu thành công của nước ngoài.

  • Kinh doanh chuỗi cafe chưa bao giờ dễ dàng. Tài chính chỉ là một phần của quá trình thành công. Ông  Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT từng nói: "Với khởi nghiệp, vấn đề không phải là tiền".

  • Ông  Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT

  • Thẩm định pháp lý về nhà đầu tư - việc đầu tiên mà các chủ chuỗi cafe startup cần làm. Yêu cầu thẩm định gồm có: tài chính, năng lực - uy tín và pháp lý. Trong đó, cần thiết nhất là thẩm định quốc tịch nhà đầu tư, nguồn tiền hợp pháp, lý lịch tư pháp của người đại diện phần vốn góp…

    • Đừng dùng mọi cách để được nhận vốn đầu tư. Vì chẳng có “bữa trưa” nào miễn phí. Nếu cứ chăm chăm để đạt được các chỉ tiêu như: Số lượng chuỗi cửa hàng, doanh số,... mà nhà đầu tư đưa ra, vô tình người chủ sẽ đánh mất cái cốt lõi sản phẩm hay ý tưởng ban đầu của mình.

    • Ai cũng mê tiền, dù đó chỉ là số tiền trên giấy. Chủ quán phải là người thật sự sáng suốt mới có thể loại bỏ ra được các “nhà đầu tư bẩn" sử dụng tiền để lôi kéo, nhưng sau đó sẵn sàng lật kèo khi có biến. Trong các cuộc đàm phán, người chủ phải giữ vị trí ngang hàng với nhà đầu tư và có luật sư kinh nghiệm hỗ trợ. Chị Đào Chi Anh - CEO của The KAfe đã từng chia sẻ trong tiếc nuối: "Nếu được quay lại, tôi sẽ mạnh mẽ hơn trong lúc đàm phán với nhà đầu tư, sẽ quyết liệt hơn trong việc chấp nhận hay không chấp nhận chỉ tiêu họ áp đặt cho mình".

  • Chị Đào Chi Anh cùng chuỗi cafe The KAfe của mình

Khởi nghiệp đang là một làn gió mới của lớp trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, phần đông đang vấp ngã nhanh chỉ sau một thời gian ngắn. Theo anh Trần Việt Hùng, CEO GotIt! thì: "Startup không phải lúc nào cũng dễ dàng, cool và hào nhoáng như nhiều người tưởng tượng".

Sau thất bại, liệu chuỗi cafe startup “nghìn đô" The KAfe sẽ còn đọng lại trong ký ức của bao nhiêu người tiêu dùng?

>> Phần mềm quản lý quán cafe toàn diện