Khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng giày dép, dù là online hay offline bạn cũng cần phải lập một kế hoạch chi tiết và rõ ràng. Nếu không chuẩn bị các bước thật kỹ lưỡng thì trong quá trình mở shop giày dép, bạn có thể gặp phải một số vấn đề khó khăn như:
- Thiếu vốn nhập hàng số lượng lớn để giảm bớt chi phí kinh doanh cho cửa hàng.
- Không nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của mọi người về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc và chất lượng.
- Không biết cách tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, đáng tin cậy, đa dạng kiểu dáng cùng mức giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu của người mua.
- Không có phương pháp quản lý hàng hóa hiệu quả dẫn đến số lượng hàng tồn kho lớn và không biết cách xử lý thích hợp.
- Chưa biết cách tận dụng và phối hợp các kênh bán hàng với nhau một cách hiệu quả.
Và còn rất nhiều vấn đề khác mà bạn có thể gặp phải khi bắt đầu kinh doanh giày dép. Vậy làm thế nào giải quyết được những vấn đề này để thúc đẩy việc kinh doanh được tốt hơn? Hãy cùng theo dõi kế hoạch gợi ý dưới đây nhé!
Xem thêm: Những lưu ý cho người mới bắt đầu kinh doanh giày dép
1. Chuẩn bị nguồn vốn
Khi bắt đầu kinh doanh giày dép, trước hết bạn phải chuẩn bị một nguồn vốn đảm bảo và phải lập kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Nếu kinh doanh online, bạn có thể chỉ cần khoảng 10 - 20 triệu đồng để có thể bắt đầu.
Xem thêm: 50 triệu có đủ để kinh doanh giày dép
Trong trường hợp bạn muốn mở một cửa hàng offline thì chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 30 - 50 triệu đồng (nếu giá nhập một món hàng của bạn trong khoảng 100.000 - 200.000 đồng) vì còn bao gồm thêm chi phí thuê mặt bằng, điện nước, internet, thuê nhân viên,...
2. Xác định đối tượng khách hàng
Khi kinh doanh giày dép, bạn phải thực sự am hiểu khách hàng thì mới có thể nhập hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của họ. Bạn nên lựa chọn xem cửa hàng của mình hướng đến đối tượng khách hàng nào (ví dụ như: nhân viên công sở, học sinh - sinh viên, người lớn tuổi, trẻ em,...) và nghiên cứu kỹ hành vi tiêu dùng của họ. Sau đó định hình rõ phong cách thời trang, mức giá cả mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm giày dép của bạn.
3. Tìm kiếm nguồn hàng
Một cửa hàng giày dép cần phải đảm bảo lưu trữ được một lượng hàng nhất định trong kho để khách hàng có thể thoải mái ướm thử trước khi quyết định mua hàng. Đồng thời bạn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới, mẫu mã mới để thỏa mãn được nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, sự tràn ngập các sản phẩm giày dép pha tạp từ nhiều nguồn khiến người mua cũng như các chủ shop giày dép hoang mang không biết nên chọn hàng như thế nào. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn nguồn hàng thích hợp mà bạn có thể tham khảo:
- Nếu bạn nhắm đến đối tượng khách hàng là sinh viên hay những người lao động bình dân, hãy nhập về những mặt hàng thuộc phân khúc thấp hoặc trung bình với giá cả vừa phải như các mặt hàng tại Trung Quốc.
- Nếu khách hàng thuộc phân khúc tầm trung, họ có thu nhập ổn định và sẽ chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm. Do đó bạn nên nhập hàng ở những xưởng gia công, hàng Việt Nam xuất khẩu hay các thương hiệu có tiếng trong nước.
- Đặc biệt, nếu đối tượng bạn hướng đến là những khách hàng hạng sang có niềm đam mê với giày hiệu đắt đỏ và sẵn sàng chi tiêu một khoản tiền lớn cho những mẫu giày mà họ chú ý đến, bạn phải liên tục cập nhật những mẫu giày dép hot nhất và nhập hàng từ những thương hiệu lớn để tạo dựng được sự uy tín và thu hút được nhiều khách hàng.
4. Chọn địa điểm kinh doanh
Một trong những yếu tố quan trọng không kém khi mở cửa hàng giày dép là chọn được địa điểm thuê cửa hàng. Để thu hút được nhiều khách hàng, nhất là trong giai đoạn đầu, bạn nên thuê mặt bằng ở nơi có đông người qua lại đồng thời phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, không gian gửi xe rộng rãi, thuận tiện cho người mua khi ghé thăm cửa hàng.
Bạn cũng có thể thuê mặt bằng tại những con đường tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh giày dép và thời trang vì số lượng khách hàng ghé thăm các khu vực này thường rất lớn. Nếu bạn cung cấp được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, mẫu mã đa dạng cũng như chất lượng dịch vụ tốt thì hoàn toàn có thể thu hút số lượng lớn khách hàng và công việc kinh doanh từ đó phát triển thuận lợi hơn.
5. Quảng cáo cho cửa hàng
Để việc quảng cáo và tiếp thị hiệu quả, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng một kế hoạch Marketing cụ thể cho cửa hàng giày dép của mình. Những hình thức quảng cáo phổ biến và hiệu quả hiện nay như chạy quảng cáo Google, quảng cáo Facebook, quảng cáo Instagram, phát tờ rơi,...
Ngoài ra bạn còn có thể tạo các chương trình khuyến mãi, giảm giá, phát triển dịch vụ bảo hành và giao hàng tận nơi để tạo thiện cảm và thu hút nhiều đối tượng mua hàng.
6. Áp dụng phần mềm quản lý bán hàng
Một khi cửa hàng giày dép của bạn đi vào hoạt động chính thức, ngoài những bước quảng cáo tiếp thị ra bạn còn phải chú trọng vào khâu quản lý và chăm sóc khách hàng. Đừng ngần ngại trang bị một phần mềm quản lý bán hàng để có thể tiến hành thanh toán nhanh chóng, dễ dàng quản lý doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho, hoạt động nhân viên cũng như quản lý khách hàng mới và cũ để đưa ra các chính sách khuyến mãi phù hợp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhé!
Xem thêm: Phần mềm quản lý cửa hàng giày dép toàn diện
Trên đây là những chia sẻ của MAYBANHANG.NET về kế hoạch kinh doanh cửa hàng giày dép hiệu quả cho người mới bắt đầu. Hi vọng một số kinh nghiệm này có thể giúp bạn tham khảo và xây dựng được kế hoạch kinh doanh giày dép hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ 7 NGÀY MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG MAYBANHANG.NET