Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các chiến lược marketing hiệu quả cho cửa hàng bán hàng trực tiếp, bao gồm việc trang trí, trưng bày, tổ chức sự kiện... Tuy nhiên, do đặc thù gắn liền với vị trí đặt cửa hàng, những phương pháp trên chỉ có ảnh hưởng đến một phần khách hàng hạn chế nên bạn không thể bỏ qua những kênh marketing online để phủ sóng hình ảnh và thương hiệu của mình đi khắp mọi nơi. Các kênh phổ biến được nhiều người yêu thích bao gồm:
Facebook
Facebook là mạng xã hội không thể bỏ qua trong việc phát triển bán hàng online. Cửa hàng có thể chia sẻ những thông tin, cập nhật mới nhất, quảng bá về sản phẩm, tạo sự kiện (canh sales, game...) và live-stream bán hàng.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng Facebook, hãy tham khảo bài viết để tăng lượng tương tác và thúc đẩy doanh số tại đây.
Instagram rất được giới trẻ yêu thích, đặc biệt hiệu quả trong việc bán hàng thời trang, trang sức, decor trang trí.... Lưu ý dùng hashtags cho phù hợp để khách hàng dễ dàng tìm thấy hàng hoá cùng như cửa hàng của bạn.
Em út của mạng xã hội với tuổi đời non trẻ và những nội dung có vẻ "nhảm nhí" lại là kênh bán hàng cực kì hiệu quả cho độ tuổi thanh thiếu niên. Những video ngắn chỉ vài chục giây nhưng vui nhộn kèm nhạc khiến giới trẻ phát cuồng và phù hợp với những mặt hàng bán cho lứa tuổi này: đồ chơi, đồ lưu niệm gắn liền với game, phim ảnh....
Zalo là mạng xã hội nội địa phổ biến nhất ở Việt Nam với hơn 60 triệu người dùng (số liệu tháng 11-2020). Thực tế là dòng thời gian bên Zalo chưa được hiệu quả như Facebook nhưng với sự tiện lợi, Zalo là ứng dụng chat, nhắn tin hiệu quả và được sử dụng thường xuyên, hàng ngày nên Zalo cũng là một kênh không nên bỏ qua trong việc cập nhật thông tin và hình ảnh cửa hàng của bạn đối với khách hàng.
Khách hàng nhiều khi lên mạng tìm kiếm những thông tin hoặc cách giải quyết các vấn đề của mình. Cửa hàng của bạn có thể mở một kênh Youtube truyền bá những kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Ví dụ như cách làm bánh, cách chọn quần áo, phối màu theo từng kiểu người béo/gầy... và tất nhiên là sản phẩm trong video ấy chính là hàng bạn đang bán.
Ví dụ: kênh Bếp xưa với 14,3k người theo dõi, chia sẻ các video dạy nấu ăn với độ dài trên dưới 3 phút và link về website bán hàng với các mặt hàng là đồ dùng nhà bếp.
Tin trên dòng thời gian của Facebook trôi qua rất nhanh, thậm chí thuật toán của Facebook còn ẩn đi những thông tin cửa hàng của bạn trên dòng thời gian của khách hàng. Muốn được hiển thị, bạn phải trả tiền để quảng cáo. Ngược lại, email thì còn mãi và nếu khách hàng mở email của bạn, họ sẽ đọc với sự tập trung cao độ hơn so với lướt Facebook và các mạng xã hội khác.
Khi lấy thông tin khách hàng, hãy nhớ lấy cả email, bạn có thể thiết lập chương trình gửi email 2 tuần/lần để khách hàng nhớ đến cửa hàng của mình hoặc cập nhật những sản phẩm mới, chương trình khuyến mại...
Những người có ảnh hưởng bao gồm cả những người nổi tiếng (ca sĩ, người mẫu) hoặc những người mà có chuyên môn sâu, có uy tín với một nhóm người là khách hàng mục tiêu của bạn.
Ví dụ: admin của nhóm facebook Yêu bếp có 1,7tr thành viên làm 1 video review về nồi chiên không dầu
Marketing cho ngành bán lẻ có thể khá phức tạp và mất thời gian, hãy chọn cho mình 1 hoặc nhiều hơn trong số những chiến lược marketing bên trên và bạn sẽ thấy sự thay đổi lớn trong việc quảng bá thương hiệu, tăng doanh số cho cửa hàng của mình.
Và đừng quên dùng phần mềm để quản lý doanh số, lợi nhuận chính xác nhé!
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM BÁN HÀNG MAYBANHANG.NET