Blog | Maybanhang.net

LÀN SÓNG HIỆN ĐẠI HÓA TỪ NỀN CÔNG NGHIỆP 4.0: THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT?

Written by NQA | 05/07/2017

 

Công nghiệp 4.0 - Chắc hẳn bạn đã hơn một lần nghe đến cụm từ này. Vậy nó là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến nền hoà bình thế giới hay cuộc sống của ta không? Hãy cùng maybanhang.net tìm hiểu về cụm từ “hot" này.

 LÀN SÓNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ?

Quay ngược thời gian một chút. Công nghiệp hoá 1.0 đã mang lại cho chúng ta sức mạnh của hơi nước và một số máy công nghiệp đầu tiên đã bắt đầu hoạt động. Tiếp đến công nghệ 2.0 mang lại cho chúng ta điện và sự ra đời của dây chuyền lắp ráp sản phẩm hàng loạt. Công nghiệp hoá 3.0 đánh dấu sự ra đời của máy tính và tự động hoá. Người máy (Robot) bắt đầu thay thế con người trên các dây chuyền lắp ráp. Thời đại nhân công giá rẻ sắp kết thúc, các nhà sản xuất lớn bắt đầu suy nghĩ đến việc sử dụng hoàn toàn robot thay thế nguồn lực.

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên công nghiệp 4.0, trong đó máy tính và tự động hoá sẽ kết hợp với nhau theo phương thức mới. Người máy sẽ được kết nối với các hệ thống máy tính đã được lập trình các thuật toán tự học, do đó việc điều khiển các người máy sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động hoặc cần rất ít nguồn nhân lực.

Mạng thông minh sẽ là nền tảng của các cửa hàng, nhà máy thông minh trong tương lai. Thuật ngữ cách mạng công nghiệp 4.0 trong tương lai sẽ miêu tả cho mạng lưới kết nối toàn cầu giữa vật chất, dịch vụ, dữ liệu và con người. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ sẽ có những thay đổi lớn trong tương lai.

SỰ NỔI DẬY ÂM THẦM 

Đối với Việt Nam, làn sóng công nghiệp 4.0 vẫn là thứ gì đó rất mơ hồ. Nhưng nhìn ra thế giới, chúng ta sẽ thấy có một sự nổi dậy âm thầm không hề nhỏ. 

Chẳng hạn các hãng sản xuất lớn như General Electric hoặc Ford đang chuyển dần các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc về Hoa Kỳ. Hay hãng Nike đang xin bản quyền cho ý tưởng xây dựng nhà máy sản xuất giày hoàn toàn tự động tại Atalanta, Hoa Kỳ. Thậm chí Adidas còn đang lên kế hoạch để quảng bá những đôi giày đầu tiên do robot sản xuất đến thị trường.

SỨC ẢNH HƯỞNG TĂNG DẦN

Công ty tài chính Corner-stone Capital Group công bố báo cáo nêu rõ làn sóng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành bán lẻ ở Hoa Kỳ.

Máy tính tiền tự động sẽ thay thế thu ngân. Người bán hàng trong tương lai cũng sẽ ít hơn vì các máy bán hàng tự động sẽ thay thế. Hoặc người mua hàng sẽ mua hàng online qua điện thoai di động và hàng hoá sẽ được chuyển đến người mua bằng các robot. Việc quản lý kho bãi, hàng hoá cũng sẽ được các robot thực hiện.

Báo cáo cũng nêu rõ ngành bán lẻ tại Mỹ chỉ trong 5 tháng đầu năm đã có gần 3.300 cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa, điều đó cho thấy ngành bán lẻ đang trong giai đoạn thoái trào.

CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC

Làn sóng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội vừa là thách thức cho lao động Việt Nam. Theo Gary Rynhart - chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động quốc tế ILO - lao động giá rẻ ở Việt Nam sẽ không còn là lợi thế. Tuy nhiên, ông cũng nhận định Việt Nam đã có các hoạt động để thích ứng với sự phát triển của làn sóng phát triển của công nghệ. Đồng thời chuyên gia cũng khẳng định rằng hiện nay chúng ta vẫn chưa tưởng tượng được trong tương lai khoa học công nghệ sẽ phát triển đến thế nào nữa, sự thay đổi sẽ là rất lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế, tháng 7 năm 2016 Việt nam có 86% lao động trong ngành dệt may, giày dép có khả năng mất việc do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ngành dịch vụ cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của làn sóng tự động hoá này. Một khách sạn tên Weird Hotel tại Nhật Bản đã sử dụng 100% robot thay cho con người. Từ robot lễ tân nói tiếng Anh xinh đẹp, robot chăm sóc khách hàng đến robot khủng long nói tiếng Anh, khuân vác hành lý cho khách…

Trở lại với báo cáo nghiên cứu của hãng tài chínCornerstone Capital, trong 10 năm tới khoảng 6 đến 7,5 triệu việc làm bán lẻ đang có nguy cơ bị thay thế. Nghĩa là 38% lực lượng lao động bán lẻ hiện tại ở Mỹ. Con số này cũng cho thấy, tính ra ngành bán lẻ còn bị tác động mạnh hơn ngành sản xuất.

THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT

Thực trạng tại Việt Nam ngành bán lẻ vẫn đang được thực hiện với 100% nguồn lực con người. Cửa hàng tạp hoá, cơ sở bán lẻ tất cả đều vẫn đang làm bằng tay. Làn sóng các siêu thị bán lẻ của nước ngoài như Walmart, 7-eleven đã mang làn gió mới đến Việt Nam. Bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trong tính tiền, lên hoá đơn, đặt hàng, quản lý kho. Họ đã tạo được một lợi thế không hề nhỏ so với các cửa hàng truyền thống tại Việt Nam.

Nhìn xa hơn, làn sóng công nghệ 4.0 dự kiến sẽ thay toàn bộ con người. Nếu bây giờ chúng ta vẫn còn chưa thay đổi thói quen bán hàng theo cách truyền thống thì khi cách mạng hoá công nghiệp bùng nổ trên toàn thế giới thì chắc chắn chúng ta không trở tay kịp. Thay đổi hay là chết? Câu hỏi cần sự trăn trở của các chủ doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.

 NẮM BẮT XU HƯỚNG, THEO KỊP THỜI ĐẠI

DÙNG THỬ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG