Blog | Maybanhang.net

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY PCCC CHO NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN MỚI NHẤT

Written by TH | 19/05/2023

Nằm trong danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật quy định, khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn thì các cơ sở kinh doanh ngoài việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh còn phải có những giấy phép con khác như Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP,  Giấy phép phòng cháy chữa cháy PCCC.

Để xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy PCCC cho nhà hàng, quán ăn cần những gì, hãy cùng Maybanhang.net tìm hiểu về các thủ tục cần thiết trong bài viết dưới đây. 

 

  • 1. Nhà hàng, quán ăn có bắt buộc phải có Giấy phép phòng cháy chữa cháy PCCC không?

  • 2. Điều kiện để cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy PCCC nhà hàng, quán ăn

  • 3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy PCCC nhà hàng, quán ăn

  • 4. Thủ tục cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy PCCC nhà hàng, quán ăn

    1. Nhà hàng, quán ăn có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy PCCC không?

     

    Nhà hàng, quán ăn bắt buộc phải có Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy PCCC.

    Cụ thể, theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cửa hàng ăn uống là một trong các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy.

    Nhà hàng cần phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy.

  •  
  • Nếu nhà hàng không có giấy phép PCCC thì có sao không?

  • Khi nhà hàng bạn không có giấy phép PCCC sẽ bị xem là vi phạm vào quy định của Pháp luật và sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính cụ thể như sau:

    • Mức phạt sẽ giao động từ 15.000.000 đồng cho tới 25.000.000 đồng với những hành vi tổ chức thi công, công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có chứng nhận nhận thẩm duyệt. 
    • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với những hành vi đưa những công trình khi sử dụng mà chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC. 

     

  •  


    • 2. Quy định về điều kiện cấp Giấy phép Phòng cháy chữa cháy PCCC đối với nhà hàng, quán ăn

    •  

      Để được nhận giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ được pháp luật chỉ rõ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau: 

      •  Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

      •  Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp trạm biến áp được vận hành tự động;

      • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

      • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

      • Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

      •  
      • 3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy PCCC nhà hàng, quán ăn

      •  

 

3.1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC với nhà hàng có khối tích trên 3000m3 trở lên

 

Hồ sơ đối với trường hợp này yêu cầu phức tạp hơn do thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bao gồm:

 

  • Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC11 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
  • Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và giải pháp phòng cháy, chữa cháy.

  • Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.

  • Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

  • Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy, chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.

  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy, chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy, chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới.

  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy, chữa cháy.

  • Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

  • Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.

 


3.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC với nhà hàng có khối tích dưới 3000m3.

 

Đối với trường hợp nhà hàng có khối tích dưới 3000m3, hồ sơ thủ tục khá đơn giản do chỉ cần thẩm duyệt về phương án phòng cháy chữa cháy. Hồ sơ bao gồm:

 

  • Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC19 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);

    • 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).

       

       

 

  1. 4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy PCCC nhà hàng, quán ăn

  2.          

    • 4.1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ

    •  

      • Nộp hồ sơ lên cho Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Công an tỉnh hoặc thành phố.
      •  
      • Chủ nhà hàng có thể nộp qua hai cách:

      1. Nộp hồ sơ trực tiếp lên Văn phòng.

      2. Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ cho sẵn.

      Chi phí: tùy theo quy mô, cũng như thiết kế của nhà hàng mà có chi phí dao động cho việc hoàn thành hồ sơ cấp giấy phép PCCC là từ 500.000 đồng cho tới 2.000.000 đồng với mỗi dự án.

       

    • 4.2 Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

    •  
    • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy bao gồm:

      •        Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
      • Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

               

      •  4.3 Thanh tra thực tế cơ sở

    • Theo đó, nội dung  thanh tra thực tế kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:

      • Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà hàng được quy định tại Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

      Cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những chủ thể như sau:

      • Chủ nhà hàng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
      • Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.

       

    • 4.4 Nhận kết quả hồ sơ 

    •  
    • Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

      Chủ thể nộp đơn sẽ nhận được kết quả là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” vào các bản vẽ hoặc văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.



  1. Chúc các bạn thành công!
  2.  
  3. Nhớ dùng Phần mềm quản lý nhà hàng để công việc kinh doanh ngày càng phát đạt nha! 
    •