Như chúng ta đã biết, quản lý kho hàng không tốt sẽ dẫn tới việc tồn kho lớn. Điều này gây tốn kém không nhỏ trong chi phí lưu kho. Bạn bị mất một khoảng không gian để cất hàng tồn. Cũng như việc lo sợ hàng hóa không được bảo quản tốt. Trong khi đó, hàng mới nhập về quá nhiều khiến không đủ chỗ tích trữ. Chưa kể đến chuyện bạn đang chôn vốn rất lớn cho đống hàng hóa trong kho chưa bán được.
Ngoài ra, khó khăn trong việc quản lý kho hàng có thể dẫn tới rắc rối ở khâu bán hàng, nhập hàng và Marketing. Nếu bạn không biết rõ mặt hàng đó đang tồn đọng như thế nào. Bạn sẽ không thể chủ động nhập hàng cũng như dự đoán xu hướng cung – cầu mới. Thật khó để giải quyết trong trường hợp này phải không nào?
Dưới đây là 7 cách các nhà quản lý kho hàng hay dùng để giải quyết hết kho hàng tồn của họ:
1. Giảm giá sản phẩm tồn kho
Nếu người quản lý kho hàng muốn đẩy hàng tồn, thì cách dễ dàng nhất là giảm giá. Bạn hãy bắt đầu với từng cái nhỏ, sau đó tiếp tục giảm giá xuống thấp hơn và nhân rộng sản phẩm.
Flash Sale:
Nếu có quá nhiều hàng tồn cần đẩy. Bạn có thể dùng chiến lược “Flash Sale”. Đây là chiến lược kinh doanh chớp nhoáng – Đánh trúng tâm lý mua hàng của khách. Để thực hiện, đầu tiên bạn phải xác định rõ ngày bắt đầu và kết thúc của sản phẩm. Đôi khi là chính xác tới từng giờ, từng phút. Sau đó dùng các chiến dịch marketing, PR rầm rộ để thu hút khách hàng.
Cái độc đáo của Flash Sale khiến mọi người đổ xô đi mua là vì số lượng khan hiếm của sản phẩm. Bạn có thể để giá gốc và giảm tới 50%, 60% so với ban đầu. Kèm theo đó là dòng chữ “số lượng có hạn” hay “chỉ còn 23 giờ 59p” với biểu tượng đồng hồ đếm ngược. Nếu chiến dịch thành công, đôi khi khách hàng phải giành giựt nhau để mua hàng với giá hời. Vì sau khi Flash Sale kết thúc, sản phẩm lại quay trở lại với giá cũ. Lazada chính là website áp dụng thường xuyên chiến dịch này.
Ưu điểm:
Ưu điểm đáng nói nhất mà Flash Sale đem lại là sự bùng nổ doanh số. Bởi khi có một chương trình khuyến mãi nào đó. Khách hàng của bạn sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè của họ biết để không ai bị bỏ lỡ. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội thì có lẽ những thông tin chia sẻ kiểu này sẽ đến chỉ sau vài cú nhấp chuột. Thêm mối quan hệ chồng chéo giữa mọi người với nhau thì quảng cáo của bạn sẽ được lan rộng theo cấp số nhân.
Không chỉ đẩy hết hàng tồn, Fanpage, Webiste hay cửa hàng của bạn còn được rất nhiều người biết tới chỉ trong vài ngày ngắn ngủi. Và họ có thể chính là khách hàng trung thành trong tương lai. Đây là điều mà bất kỳ người quản lý kho hàng hay người chủ nào cũng mong mỏi có được.
Một vài lưu ý nhỏ khi giảm giá:
Hãy chắn chắn rằng bạn đang thực hiện giảm giá một cách khôn ngoan. Việc lạm dụng giảm giá quá thường xuyên có thể khiến sản phẩm của bạn mất sức hấp dẫn. Hoặc bạn đang tạo cho khách hàng một thói quen xấu: Cứ đợi đi, sản phẩm đó sẽ lại giảm giá nhanh thôi!
Bạn nên tận dụng việc giảm giá để lấy thông tin khách hàng. Ví dụ khách hàng muốn mua hàng giảm giá phải để lại email và số điện thoại. Điều này sẽ đặc biệt dễ dàng nếu khách hàng mua online. Nhờ có những thông tin này, bạn sẽ dễ dàng gửi cho họ thông tin chương trình khuyến mãi tiếp theo. Hay đơn giản là thông báo về việc nhập thêm vài sản phẩm mới có thể gây hứng thú với họ.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc giảm giá chưa chắc đã là một chiến lược đúng đắn. Ví dụ như trong trường hợp cửa hàng bạn bán ở thị trường cao cấp. Hoặc bạn đang cố gắng để duy trì một hình ảnh nào đó. Bạn nên suy nghĩ ít nhất 2 lần trước khi thực hiện chương trình khuyến mại này. Bằng không, hãy thay vào đó bằng vài chiêu đẩy hàng trong kho khác mà chúng ta có thể theo dõi dưới đây.
2. Làm mới hoặc tiếp thị lại:
Khi một hàng hóa không bán được, điều đó không có nghĩa là tại lỗi ở sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, vấn đề nằm ở chỗ cách bạn tiếp thị hàng hóa. Do đó, hãy thử làm mới các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị đối với những loại hàng tồn này.
Một điều bạn có thể thử là định vị chúng trong cửa hàng của bạn. Sắp xếp chúng ở những vị trí khác/ trên kệ khác là một cách khiến khách hàng chú ý tới món hàng đó. Lâu lâu, bạn cũng nên thay đổi vị trí các kệ hàng. Điều này giống như bạn đang làm mới lại hàng hóa của mình vậy.
Dưới đây là một số cách thay đổi:
Bạn có thể trưng bày lại cửa hàng, di chuyển mọi thứ, làm lại đèn trang trí hay các biển hiệu chỉ dẫn,… Ngay cả trên website, bạn cũng nên chụp lại hình ảnh sản phẩm, viết thêm vài lợi ích tuyệt vời mà sản phẩm mang lại. Làm mới mọi thứ trong mắt nhân viên cũng như khách hàng sẽ rất tốt cho việc bán hàng. Bởi có những sản phẩm họ không bao giờ nhìn thấy khi chúng được đặt ở vị trí trước đó.
Đừng quên, những việc làm này có thể mất rất nhiều tiền. Do vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi thay đổi! Nhưng nếu bạn cảm thấy món hàng ấy thực sự tốt. Bạn nghi ngờ lý do khiến chúng vẫn còn trong kho là bởi các chiến dịch tiếp thị. Thì đã đến lúc bạn thay đổi mọi thứ về món hàng này rồi đấy!
Trên thực tế, đôi khi hàng trong kho còn tồn động nhiều là do thái độ của nhân viên đối với chúng. Nếu sản phẩm không bán được. Nhân viên của bạn sẽ tự động nghĩ khách hàng không thích nó. Họ quên mất hoặc không để mắt tới sản phẩm đó nữa. Trong trường hợp này, bạn cần động viên họ bán chúng. Cũng như chỉ cho họ thấy tất cả giá trị mà sản phẩm đem lại.
3. Chiến lược: Combo sản phẩm (Bundle Items)
Đây là phương thức chào bán hai hay nhiểu sản phẩm/dịch vụ trong một gói sản phẩm. Mức giá của bộ sản phẩm này sẽ thấp hơn khi mua từng sản phẩm riêng lẻ. Điều này dễ khiến khách hàng chấp nhận để mua thêm khi họ thấy lời nhiều. Còn người quản lý kho hàng được dịp đẩy hàng tồn bằng cách cho chúng bán kèm với những sản phẩm cùng thương hiệu.
Việc bán trọn gói sản phẩm này đã được rất nhiều công ty trên thế giới sử dụng. Chẳng hạn, ngành ngân hàng cung gấp gói dịch vụ với giá thấp hơn khi các dịch vụ này được mua riêng. Microsoft bán trọn gói sản phẩm với mức rẻ hơn mua từng phần mềm. Các nhà hàng hay có combo đồ ăn với giá rẻ hơn gọi từng món,… Theo nghiên cứu mới đây của Software Advice – Một công ty nghiên cứu cho các hệ thống web POS. Bundle Items là phương pháp định giá phổ biến thứ hai cho các nhà bán lẻ trên tất cả các lĩnh vực. (Chỉ đứng sau phương pháp giảm giá, chiết khấu). Trong đó, 90% số người được hỏi cho biết họ thực hiện Bundle Items cho doanh nghiệp của mình.
Có các gói sản phẩm bạn nên tham khảo như sau:
Bán nhiều đơn vị trong cùng một loại sản phẩm. Ví dụ bạn tạo ra một bộ sản phẩm sữa tắm. Khách mua bộ gồm 2 chai có mùi khác nhau sẽ rẻ hơn so với mua 1 chai riêng biệt.
Định giá lại sản phẩm. Khách mua chai nước hoa với giá 500.000đ. Nhưng sang chai thứ 2, giá chỉ còn 470.000. Giá sẽ giảm tiếp trong chai thứ 3, thứ 4, ….
Bó sản phẩm bổ sung. Khách mua hũ kem dưỡng da sẽ được tặng kèm một tuyp sữa rửa mặt cùng loại.
Nhờ những chiến lược Bundle Items này, hàng tồn kho sẽ trống nhanh chóng. Quan trọng là bạn phải biết cách kết hợp những sản phẩm tồn kho với bán chạy lại với nhau. Cũng như bạn phải chứng minh được việc mua sản phẩm trọn gói có lợi hơn khi mua từng sản phẩm riêng lẻ.
Cuối cùng, bạn cần nghiên cứu kỹ 3 vấn đề: Sự cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm trọn gói, chiến lược và giá cả. Bởi một sự thất bại về sản phẩm trọn gói sẽ dẫn đến việc khách hàng đánh giá thấp giá trị các sản phẩm riêng lẻ.
4. Cung cấp cho khách hàng đồ miễn phí hoặc ưu đãi
Chiến thuật này làm việc tốt nhất với những hàng hóa có giá trị thấp. Bạn có thể tặng kèm chúng với một món đồ có giá trị cao. Hoặc tặng khi khách mua với hóa đơn trên 500.000,…
Không ai muốn bị chèo kéo hay spam khi mua hàng. Thế nhưng, nếu bạn đang muốn thực hiện một chiến lược Marketing như gửi email hay SMS kèm theo một phần quà nhỏ thì có thể khách hàng sẽ chú ý ngay tới bạn. Việc này vừa gây thiện cảm với khách, vừa đẩy được hàng tồn trong kho một cách hợp lý.
Có một cách khác nữa: Bạn tặng cho khách một món quà nhỏ và chỉ xin họ thông tin liên hệ. Đây là một trong những cách các cửa hàng hay dùng để thu thập dữ liệu khách hàng cho những chiến dịch Marketing mới.
Chiến lược này sẽ gây kích cầu nếu bạn thực hiện đúng. Bởi tâm lý khách hàng là đôi khi họ sẽ mua một món hàng chưa cần thiết cho nhu cầu hiện tại, chỉ vì nó được tặng kèm thêm một sản phẩm nhỏ. Hoặc họ sẵn sàng chi tiêu thêm một chút để hóa đơn đủ điều kiện nhận quà.
Ngoài ra, bạn có thể tặng hàng tồn kho vào những dịp lễ. Ví dụ như 8/3, 20/10, hoặc sinh nhật của khách hàng. Đây chính là cách hay để giữ chân họ. Đôi khi họ chấp nhận tới cửa hàng của bạn. Mặc dù sản phẩm bạn đang bán có giá cao hơn một chút so với đối thủ. Chỉ vì khách hàng thấy họ được tôn trọng, cũng như được đối xử đặc biệt.
Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, chiến lược này chỉ phù hợp với sản phẩm có giá trị nhỏ. Dù thế nào đi nữa, người quản lý kho hàng và người chủ cần phải cân nhắc về các mức giá trước khi đem tặng cho khách hàng.
5. Xem xét lại việc bạn có thể đổi hoặc trả chúng
Nếu bạn không thể bán sản phẩm đó. Hãy suy nghĩ tới việc đổi/ trả chúng cho nhà cung cấp (NCC). Chỉ cần bạn giữ hàng hóa luôn mới và có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp của bạn. Một mối quan hệ tốt đôi khi sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi khó khăn. Hoặc nếu đó là NCC mới. Bạn có thể đàm phán với họ vấn đề này ngay từ lúc nhập hàng.
Một phương pháp nữa mà người quản lý kho hàng hay sử dụng là “Ký gửi hàng hóa”. Biện pháp này thường áp dụng đối với mặt hàng quần áo, hoặc hóa mỹ phẩm. Trong trường hợp này, bạn chỉ nhập hàng dạng ký gửi chứ không phải mua đứt sản phẩm. Nếu bạn bán không được, bạn có quyền trả lại NCC. Điều này sẽ ít rủi ro hơn. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc bạn ăn lời ít hơn cho một món hàng. Bởi không NCC nào đồng ý bạn được mua với mức giá như nhau cho cả hai phương thức.
6.Bán hàng trên các trang thương mại điện tử (E-commerce) hoặc công ty thanh lý
Nếu bạn không thể quản lý kho hàng tồn, hãy chuyển chúng tới các kho hàng khác của đối tác. Đầu tiên là các trang TMĐT. Có hai cách tính giá trong trường hợp này, tùy thuộc vào chính sách của từng trang thương mại điện tử (TMĐT).
Cách 1: Thường thì những công ty như Hotdeal, Cungmua, Nhommua, Muachung, Kay, Mymall sẽ cho bạn đặt một mức giá thu về của sản phẩm. (Mức giá net). Còn họ sẽ tự định giá bán ra trên website của họ. Bạn chuyển hàng hóa qua kho những công ty này. Họ sẽ tự chụp hình lại sản phẩm hoặc lấy hình mẫu bạn có sẵn nếu đạt yêu cầu. Số tiền bạn nhận được sẽ tính vào một ngày cố định trong tháng theo hợp đồng.
Cách thứ 2: Thường được Lazada, Zalora sử dụng. Đó là bạn tự đăng bán sản phẩm trên website của họ. Khi có khách mua hàng, bạn giao hàng tới kho. Công ty có trách nhiệm giao hàng và thu tiền giùm bạn. Họ không quan tâm giá bán của bạn. Số tiền sau khi bán được cho khách sẽ trích % để trả phí hoa hồng, dịch vụ tùy theo từng loại sản phẩm đã quy định trong hợp đồng.
Ưu điểm:
- Giải thoát được hàng tồn, lấy lại khoảng trống trong kho.
- Có một bên thứ 3 thực hiện bán, quảng cáo, thu tiền giùm bạn.
- Không còn phải suy nghĩ về đầu ra của sản phẩm.
Nhược điểm:
- Lần đầu tiên làm việc sẽ hơi mất thời gian trong khâu hợp đồng.
- Với cách 1: Mức giá net bạn đưa ra có thể chỉ ở điểm hòa vốn hoặc lời một chút. Vì cam kết của những trang TMĐT này là bán giá thấp hơn so với thị trường.
- Với cách 2: Nhân viên cần được đào tạo sử dụng các công cụ để tự đăng và quản lý sản phẩm. Cũng như việc tốn thời gian để chụp hình sản phẩm theo quy định của các trang TMĐT này.
- Đối với một số trang TMĐT, bạn cần phải nộp các loại giấy tờ để chứng minh chất lượng và xuất xứ sản phẩm.
- Nếu khách hàng không đón nhận sản phẩm. Nguy cơ các công ty TMĐT không bán được hàng và trả lại cho bạn là rất lớn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bán thanh lý hàng tồn cho một số công ty khác. Đây là phương án cuối cùng khi bạn không thể tìm đầu ra cho sản phẩm. Mức giá thanh lý thường sẽ ở điểm hòa vốn hoặc nguy cơ lỗ là rất lớn. Nhưng ít nhất bạn có thể dùng cách ấy giải phóng không gian và vốn cho cửa hàng.
7. Quyên góp và được khấu trừ thuế
Đã bao giờ bạn nghĩ tới việc quyên góp hàng tồn kho cho một tổ chức từ thiện nếu không thể bán nó? Điều này vừa giúp người quản lý kho hàng đẩy được một lượng lớn hàng hóa tồn đọng quá lâu, vừa tạo danh tiếng cho cửa hàng bạn.
Khách hàng rất có thiện cảm với những doanh nghiệp làm việc hướng tới cộng đồng. Ví dụ như bạn tạo một sự kiện quyên góp cho người nghèo, PR nó trên các phương tiện và kêu gọi mọi người cùng chung tay đóng góp. Chắc hẳn việc này sẽ khiến doanh nghiệp bạn được nhiều người biết tới với những suy nghĩ tích cực.
Thêm một vài lưu ý nhỏ nếu bạn muốn quản lý kho hàng tồn:
Hãy quan sát hành vi khách hàng và xin họ những nhận xét. Điều này nhằm đảm bảo bạn đang bán đúng sản phẩm với phân khúc khách hàng đã chọn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ý kiến nhân viên bán hàng. Họ chính là những người có mặt ở cửa hàng nhiều nhất. Do đó họ hiểu được lý do vì sao mặt hàng ấy cứ nằm trong cửa hàng mãi.
Tất nhiên là đừng “nước đến chân mới nhảy”. Bạn phải tính toán số lượng hàng hóa trước khi nhập. Dự đoán trước nhu cầu thị trường. Từ đó nhập một lượng hàng hợp lý và kiểm soát chúng.
Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc quản lý kho hàng, bạn có thể sử dụng phần mềm để hỗ trợ. Phần mềm sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiết số lượng và thời gian từng mặt hàng còn tồn lại trong kho. Từ đó, bạn dễ dàng đưa ra các chiến dịch Marketing phù hợp. Điều này cũng giúp ích không nhỏ trong việc bán hàng. Ví dụ khách hàng muốn mua sản phẩm A. Nhân viên bán hàng không phải gọi điện cho người quản lý kho hàng để hỏi số lượng hàng hiện tại. Họ chỉ cần kiểm tra sau 1 cú lick chuột. Điều này càng dễ dàng hơn nữa cho công việc nhập kho, chuyển hàng. Nếu muốn có một quy trình nghiệp vụ kho đơn giản như vậy Mời bạn đăng ký dùng thử sản phẩm quản lý kho của Maybanhang.net:
Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG