Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

5 ĐIỀU PHẢI LƯU Ý KHI ĐẶT BÚT KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH

5 ĐIỀU PHẢI LƯU Ý KHI ĐẶT BÚT KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH

Hoàng Khôi Phạm

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì mặt bằng chính là yếu tố quyết định sự thắng bại của cửa hàng đó. Vì thế, nếu biết cách chọn mặt bằng kinh doanh hiệu quả, cửa hàng của bạn sẽ dễ dàng thu về lợi nhuận khủng mỗi tháng.

Xem thêm:

Giá thuê mặt bằng TP. HCM năm 2017

Cách chọn mặt bằng kinh doanh tốt nhất hiện nay

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

Thế nhưng khi chọn được mặt bằng "ngon", bạn đừng vội đặt bút ký ngay. Rất nhiều người đã rơi vào các trường hợp "dở khóc dở cười" khi không thương lượng kỹ các điều sau với chủ nhà:


1. Điểm danh những thông tin cơ bản

Dù đã thảo luận kỹ, nhưng chưa chắc chủ nhà sẽ thực hiện đúng các cam kết ấy nếu như chúng không có trong hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản về chi phí. Hãy chắc chắn rằng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh của bạn đã có đầy đủ các thông tin sau:

Tiền đặt cọc: Thông thường, chủ nhà sẽ yêu cầu bạn đặt cọc từ 3 đến 6 tháng tiền thuê mặt bằng. Hãy kiểm tra kỹ thông tin này để chắc chắn bạn sẽ được hoàn lại đủ số tiền cọc ấy sau khi hợp đồng hết hạn hoặc khi chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng.

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

 Giá thuê hàng tháng: Đây là khoản phí mà bạn phải đều đặn trả mỗi tháng, nếu không kiểm tra kỹ, bạn có thể rơi vào "bẫy" của những chủ nhà không đàng hoàng. Lúc họ tăng giá so với thoả thuận bằng miệng, bạn không thể nào phản kháng nếu số tiền thuê hàng tháng này không được ghi trong hợp đồng. Nhiều chủ cửa hàng khi rơi vào tình huống "éo le" này đành phải cắn răng chịu đựng hoặc chấp nhận mất tiền cọc, mất thời gian tìm mặt bằng mới. Vì thế, bạn cần nêu rõ giá thuê mặt bằng trong hợp đồng và ghi chú rằng nó có bao gồm tiền điện, nước chưa.

 Diện tích thuê: Hãy đến tận nơi, đo đạc kỹ diện tích mặt bằng và ghi thông số này vào hợp đồng để chắc chắn rằng diện tích thuê của bạn không bị chủ nhà thu hẹp lại sau vài tháng kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng cần trao đổi với họ về diện tích vỉa hè được phép sử dụng hợp pháp để tránh rơi vào tình trạng không có chỗ để xe cho khách.

Xem thêm: Trường hợp nào được sử dụng vỉa hè để kinh doanh

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

 Ngày bắt đầu thuê: Đây là thông số để xác định thời gian trả tiền thuê hàng tháng của bạn.

 Thời gian thuê: Đây chính là thời hạn hợp đồng, nó phản ánh thời gian ràng buộc của hai bên với hợp đồng thuê mặt bằng. Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì sẽ phải trả cho bên còn lại một khoản phí đền bù tuỳ theo thoả thuận của cả hai. Số tiền này cũng cần được liệt kê rõ trong hợp đồng. Thông thường, tiền đền bù của bạn sẽ chính là tiền cọc. Để hạn chế việc phải đền hợp đồng, bạn nên chọn thời gian thuê ngắn hạn nếu bạn đang kinh doanh mặt hàng thời vụ hoặc sản phẩm theo trào lưu.

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

 Khoản tăng chi phí hàng năm: Thông thường, mỗi năm, chủ nhà có quyền tăng giá thuê mặt bằng. Hãy thương lượng kỹ khoản phí này sao cho có lợi nhất với bạn. Tất nhiên, bạn cần chắc chắn rằng kết quả thoả thuận ấy phải được ghi rõ trong hợp đồng.

 Tình trạng mặt bằng khi bàn giao: Nếu không chú ý kỹ điều này, cả bạn và người cho thuê mặt bằng sẽ có nhiều khả năng chịu rủi ro, vì sẽ không có bất kỳ căn cứ nào về tình trạng mặt bằng lúc đầu để so sánh với lúc trả mặt bằng. Chẳng hạn như bạn có thể nói rằng trên sàn nhà có nhiều vết nứt sẵn từ trước khi ký hợp đồng thì chủ nhà không thể bắt bạn đền bù. Ngược lại, chủ nhà cũng có thể khẳng định trên tường lúc bàn giao không có vết nứt mà lúc bạn sử dụng mới phát sinh. Để tránh những tranh cãi không đáng có này, cả hai bên cần ghi rõ vào hợp đồng tình trạng mặt bằng khi bàn giao.

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

2. Điểm danh những thông tin bổ sung

Ngoài các thông tin quan trọng ở phần trước, bạn cũng cần ghi rõ các chi tiết sau vào hợp đồng nếu như hai bên có thoả thuận về chúng:

 Thời gian hoạt động của cửa hàngNhiều chủ nhà sẽ không quan tâm tới điều này, tức là bạn muốn mở  hay đóng cửa lúc mấy giờ cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ gặp phải những chủ nhà khó tính, họ nhất định không cho bạn mở cửa sớm hơn và đóng cửa trễ hơn thời gian đã thoả thuận. Vì thế, hãy ghi rõ điều này trong hợp đồng để cả hai cùng thoải mái hợp tác. 

 Quy định lối đi và chỗ để xe của chủ nhàNếu bạn đã thống nhất được với chủ nhà rằng họ sẽ sử dụng lối đi riêng và không để xe trước cửa hàng, hãy ghi ngay điều đó vào hợp đồng. Điều này hoàn toàn có lợi, vì bạn sẽ có thêm nhiều diện tích để giữ xe cho khách, ngoài ra, khách hàng sẽ không cảm thấy phản cảm khi chủ nhà liên tục đi ra, đi vào trước mặt họ.

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

 Quy định về tu sửa mặt bằngChắc chắn rằng bạn cần tu sửa lại mặt bằng theo phong cách mà cửa hàng muốn hướng đến. Vì thế, bạn cần trao đổi kỹ với chủ nhà về những chi tiết có thể và không thể tu sửa để có định hướng thiết kế cửa hàng sao cho phù hợp.

 Các vấn đề phát sinh đột xuấtChẳng hạn như nếu tuyến đường phía trước mặt bằng phải tu sửa, hạn chế giao thông, thì bạn có được giảm giá thuê hoặc chấm dứt hợp đồng để tìm mặt bằng mới không?

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

 Quy định về việc gia hạn hợp đồngThời hạn hợp đồng thường kéo dài từ 1 đến 5 năm. Sau khi hết thời hạn, bạn có thể gia hạn nếu như có điều khoản về nó. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang kinh doanh rất thuận lợi, nhưng lại phải đột ngột đổi mặt bằng vì chủ nhà "hét giá" lên quá cao sau khi hết hợp đồng. Khi ấy, chắc chắn bạn sẽ mất một lượng lớn khách hàng. Vì thế, hãy cố gắng thoả thuận điều này với chủ nhà để tránh rơi vào trường hợp đáng tiếc.

3. Hãy làm cho hợp đồng có tính pháp lý cao

Khi hai cá nhân ký hợp đồng với nhau, nó chưa có tính pháp lý, chưa ai thay mặt bạn kiểm tra tính hợp pháp của mặt bằng. Vì thế, bạn cần đến các cơ quan nhà nước tại địa phương để công chứng hợp đồng. Khi ấy, công chứng viên sẽ giúp bạn xác nhận xem người kia có phải là chủ thật sự của mặt bằng đó không, vỉa hè nơi ấy có được phép sử dụng không.

5 dieu phai luu y khi dat but ky hop dong thue mat bang kinh doanh

Nếu bạn không am hiểu về pháp lý, hãy nhờ luật sư hoặc những người có kinh nghiệm soạn thảo và xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút ký. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hợp đồng thuê mặt bằng mẫu tại đây.


Nếu không thương lượng được các điều khoản nêu trên, bạn hãy cân nhắc kỹ xem điều đó có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bạn hay không? Đừng tiếc nuối các địa điểm rẻ nhưng hợp đồng thuê mặt bằng lại có nhiều bất lợi cho bản thân. Hãy bỏ qua chúng để đi tìm nơi tối ưu hơn.

Tôi tin rằng sau khi tham khảo bài viết này, bạn đã biết cách điều chỉnh hợp đồng thuê mặt bằng sao cho có lợi nhất đối với mình. Chúc bạn kinh doanh thành công.


TRẢI NGHIỆM 14 NGÀY DÙNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG MIỄN PHÍ

Thanh toán nhanh - Báo cáo doanh thu, tồn kho tự động - Định lượng nguyên liệu - Quản lý từ xa 

Tại Việt Nam, đã có hơn 8.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng giải pháp quản lý của chúng tôi. Đây là phần mềm phù hợp với từng loại hình kinh doanh như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cửa hàng bán lẻ, shop thời trang, nhà hàng, quán cafe,... với mức phí trung bình chỉ 99.000đ/tháng.

New Call-to-action


 

Share this:

Tags: vỉa hè, quy định sử dụng vỉa hè để kinh doanh, giải pháp kinh doanh trên vỉa hè, mặt bằng, mặt bằng kinh doanh

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi