Blog | Maybanhang.net

KẾ HOẠCH CHI TIẾT ĐỂ MỞ SHOP KINH DOANH ĐỒ LƯU NIỆM

Written by Mai Linh | 17/07/2018

Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy càng ngày chúng ta lại càng có nhiều dịp lễ, nhiều ngày kỉ niệm để tặng quà cho nhau. Thậm chí nhiều người chỉ cần thấy đẹp là mua, thích là mua mà chẳng cần dịp gì hay cần tặng cho ai cả. 

Thế mới nói kinh doanh đồ lưu niệm là một trong những mảnh đất hay ho mà hiện đang có khá ít người theo đuổi. Đây chính là cơ hội vàng dành cho bạn vào thời điểm này. Thử bắt tay lập một kế hoạch chi tiết cho mô hình này xem bạn cần những gì để hiện thực hóa mọi thứ nhé!

1. Vốn kinh doanh đồ lưu niệm 

Mô hình kinh doanh quà tặng, đồ lưu niệm,... có một ưu điểm là không ngốn của bạn quá nhiều vốn như khi kinh doanh cafe hay thời trang. Khi mới bắt đầu, bạn có thể xoay sở cửa hàng với 45-60 triệu đồng, chia đều cho các chi phí cần thiết nhất: 

- Thuê mặt bằng: 12-20 triệu (Dành cho tiền thuê, tiền cọc trong khoảng 3 tháng đầu tiên)

- Hàng hóa: 8-12 triệu 

- Trang thiết bị (kệ, tủ, đồ trang trí cửa hàng,...): 10 triệu 

- Trả lương nhân viên: 5-8 triệu

- Tiền dự trữ cho các chi phí phát sinh: 10 triệu

Lưu ý rằng đây là những chi phí cơ bản nhất dành cho cửa hàng có quy mô nhỏ trong thời gian đầu. Chi phí có thể cao hơn tùy theo quy mô cửa hàng bạn dự định kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động, cửa hàng dần có lượng khách hàng ổn định thì bạn có thể nghĩ đến việc mở rộng cửa hàng hoặc nâng cấp lên chuỗi, thuê thêm nhân viên,... và dùng phần mềm quản lý bán hàng để dễ kiểm soát mọi thứ hơn. 

Xem thêm: Đã đặt tên thì phải là tên quán độc đáo như thế này!

2. Xác định đối tượng khách hàng 

Việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp công việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Thông thường, độ tuổi khách hàng thường xuyên mua quà tặng, đồ lưu niệm rơi vào khoảng 15-30, chủ yếu sẽ là khách hàng nữ. 

Nếu bạn mở một cửa hàng ở các địa điểm du lịch thì khách thập phương mới là đối tượng chính, bạn nên chọn những mặt hàng phù hợp với thị hiếu của họ. Còn trong trường hợp cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm nằm trong thành phố, đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ là học sinh - sinh viên hoặc dân văn phòng. Bạn thấy đó, họ sẽ có những yêu cầu khác nhau về mặt hàng lưu niệm. 

3. Nguồn hàng 

Nguồn hàng đồ lưu niệm rất đa dạng, bạn cần phải chịu khó để tìm được những sản phẩm vừa độc đáo, vừa xinh xắn để thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay khéo tay, tự làm đồ handmade để kinh doanh. Đó có thể là một gợi ý hay cho bạn. Tuy nhiên, nguồn hàng này lại không thường xuyên và cũng ít khi có sẵn. 

Bạn có thể nghĩ đến một số nơi nhập hàng lưu niệm như chợ đầu mối: Bình Tây, Kim Biên, An Đông,... ở miền Nam hoặc Đồng Xuân, Hàng Mã, Hàng Đào,... ở miền Bắc. Ngoài ra, các xưởng sản xuất quà lưu niệm như Bát Tràng, Thiên Long, Vạn Phúc, Vietgift, Bachhoa24,... cũng không phải là một gợi ý tồi. 

Chưa hết, đồ lưu niệm từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan cũng rất được ưa chuộng bởi mẫu mã đẹp. Nếu không thể sang tận nơi chọn hàng, bạn có thể đặt trên taobao, alibaba,... 

Xem thêm: Có nên kinh doanh những sản phẩm hot trend hay không?

4. Chọn địa điểm mở cửa hàng 

Địa điểm mở cửa hàng có mối quan hệ mật thiết với đối tượng khách hàng và mặt hàng mà bạn muốn hướng tới. Dù bạn muốn mở cửa hàng cho khách du lịch, cho dân văn phòng hay cho ai đi nữa thì cũng luôn phải nhớ nguyên tắc đặt cửa hàng ở vị trí đắc địa nhất có thể. Vì không cần quá nhiều vốn kinh doanh cho tổng thể, nên bạn hãy chú trọng dành ra một khoản tiền để đầu tư cho một địa điểm thật ưng ý nhé.

5. Trang trí cửa hàng

Không gian cửa hàng thực sự rất quan trọng, dù cửa hàng nhỏ hay lớn thì bạn cũng cần bỏ ra một khoản xứng đáng để đầu tư trang trí cho cửa hàng của mình. Đồ lưu niệm sau khi nhập về, hãy cẩn thận trưng bày chúng lên kệ một cách đẹp mắt nhất, thêm một chút ánh đèn để chúng trở nên lấp lánh hơn.

Vào những ngày đặc biệt như Tết, valentine, giáng sinh,... bạn có thể trang trí cửa hàng theo phong cách đặc trưng nhất, có những góc chụp ảnh "ảo diệu" nhất để các bạn trẻ chụp hình kỉ niệm chẳng hạn. 

Xem thêm: Đơn giản, khác biệt và bạn sẽ kinh doanh thành công

6. Thuê nhân viên

Tùy theo quy mô của quán mà bạn có thể nghĩ đến việc thuê thêm nhân viên bán hàng. Về tiêu chuẩn nhân viên, hãy đặc biệt lưu ý về sự trung thực và khả năng làm việc lâu dài. Ngoài ra, vui vẻ, nhiệt thành và có khả năng làm đồ handmade hay biết cách gói quà, tư vấn chọn quà chính là điểm cộng dành cho nhân viên. 

7. Quản lý hàng hóa, doanh thu 

Dù chỉ mới là bước lập kế hoạch thôi thì bạn cũng nên tìm cho mình những giải pháp để quản lý mọi thứ trong cửa hàng, bao gồm cả hàng hóa, doanh thu lẫn nhân viên. Việc tìm hiểu sớm và có sự so sánh giữa các giải pháp sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất, đến lúc cửa hàng đi vào hoạt động thì chỉ cần mang ra áp dụng ngay là được. 

Nếu bạn còn băn khoăn về một phần mềm quản lý bán hàng dành riêng cho cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm thì hãy thử tìm đến MAYBANHANG.NET nhé. Đây là phần mềm ưu việt đã được tin dùng tại hơn 14.000 cửa hàng tại 19 quốc gia trên thế giới. Bằng những giải pháp xử lý tối tân nhất, MAYBANHANG.NET đã giúp chủ cửa hàng nắm rõ doanh thu trong lòng bàn tay dù không có mặt ở cửa hàng, hàng hóa luân chuyển như thế nào, nhân viên hoạt động ra sao,... đều được hệ thống ghi lại vĩnh viễn. Tuyệt vời quá chứ nhỉ? Đăng ký ngay hôm nay để có 14 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí bạn nhé! 

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ 14 NGÀY MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

DÀNH RIÊNG CHO CỬA HÀNG KINH DOANH ĐỒ LƯU NIỆM