ZARA, H&M và sắp tới đây là Uniqlo, Forever 21,... đổ bộ vào Việt Nam đều là những thương hiệu thời trang đình đám được nhiều người yêu thích. Điều thú vị là tất cả đều có cùng một lý do thành công: theo đuổi con đường "thời trang nhanh".
Dễ thấy những thương hiệu này đều dễ dàng làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam. Vì điều gì mà họ làm được như thế? Và nếu chỉ là một shop thời trang nhỏ lẻ, bạn có thể theo đuổi con đường này không? Thử phân tích một vài điểm mấu chốt xem nào.
1. Thời trang nhanh là gì?Đối với dân kinh doanh, thời trang nhanh có thể không còn là một khái niệm mới. Xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2010, thời trang nhanh có đặc điểm là thường xuyên thay đổi mẫu mã, liên tục tung ra sản phẩm mới. Đây là những sản phẩm rất đẹp mắt, phù hợp, giá cả phải chăng và gần như có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, nhưng luôn rất hạn chế về số lượng sản xuất.
Chính điều này tạo nên một tâm lý mới mẻ cho khách hàng. Họ buộc phải mua vì dường như chần chừ là ngay lập tức mất cơ hội sở hữu set đồ mình yêu thích. Giờ thì bạn có thể hiểu vì sao H&M, ZARA,.. lại được ưa chuộng đến thế rồi đấy.
Xem thêm: Infographic: Bạn biết gì về thị trường thời trang nhanh?
Vẫn là những thương hiệu đình đám nhưng không phải đất nước nào cũng đón chào chúng nồng nhiệt như Việt Nam. Công ty nghiên cứu thị trường Savills đã dành một thời gian khá lớn để tìm hiểu về xu hướng này và đưa ra ba lý do chính:
- Thứ nhất, Việt Nam là đất nước có dân số khá trẻ, tỷ lệ dân số nằm trong độ tuổi 20-30 chiếm khoảng 25%. Và bạn biết đấy, nhu cầu mua sắm ở lứa tuổi này cực cao!
- Thứ hai, người Việt vẫn luôn có xu hướng sính ngoại.
- Thứ ba, tốc độ tăng tưởng của ngành hàng thời trang tại nước ta luôn ở mức cao, khoảng 20%.
Xem thêm: Giúp shop thời trang tăng 50% lượng khách hàng trong 1 tuần!
Tâm lý chung của những người mới kinh doanh thời trang là không dám nhập quá nhiều mẫu mã và thường phải bán gần hết mới nhập hàng mới. Điều này đi ngược hoàn toàn với xu hướng thời trang nhanh đang cực thịnh trên thị trường, dễ khiến shop ế ẩm hay thậm chí là đóng cửa.
Tuy nhiên để trở thành một shop thời trang nhanh là chuyện rất khó đối với những shop nhỏ chưa có nhiều tiếng tăm và không đủ tiềm lực về tài chính. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chắt lọc những thế mạnh của xu hướng này và áp dụng cho shop một cách tinh tế.
Bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách đưa ra phương án xử lý hàng tồn với những sản phẩm không bán chạy (giảm giá, khuyến mãi, làm từ thiện,...) và bắt đầu kế hoạch kinh doanh mới. Sau khi nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng, hãy bắt đầu nhập về những sản phẩm tốt nhất với số lượng hạn chế, chú ý chọn những mẫu hợp thời thay vì mẫu mình yêu thích nhé. Mạnh dạn đầu tư nhập hàng ngoại cũng không phải là một ý tồi.
Xem thêm: 3 giai đoạn hô biến khách lạ thành "khách hàng thân thiết"
Bên cạnh đó, đừng quên chăm chút không gian shop cũng như cài đặt các phần mềm quản lý shop thời trang chuyên nghiệp. Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể khi sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, việc quản lý tiền bạc và nhân viên cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đừng lo lắng về việc theo "thời trang nhanh" thì khó kiểm soát lượng hàng hóa, một phần mềm luôn luôn có thể giúp bạn điều đó!
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SHOP THỜI TRANG MAYBANHANG.NET