Kinh doanh thời trang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp. Để sở hữu một cửa hàng thời trang cho riêng mình, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng, ước lượng chính xác doanh thu, chi phí sao cho có thể đạt được lợi nhuận tối đa. Một trong những khoản chi bắt buộc hàng tháng của cửa hàng thời trang chính là thuế. Hãy cùng tìm hiểu xem bạn phải đóng những khoản thuế nào để duy trì hoạt động kinh doanh nhé!
Xem thêm: Kinh nghiệm xây dựng cửa hàng thời trang từ shop online
1. Thuế môn bài
Đây là loại thuế cơ bản mà hầu như tất cả loại hình kinh doanh, bất kể lớn hay nhỏ cũng đều phải đóng. Theo quy định của Chính phủ, mức thuế môn bài được tính theo 6 bậc sau:
Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017, hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh không kê khai và đóng thuế môn bài nếu bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm. Nhìn chung, mức thuế này chiếm không đáng kể trong chi phí kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, nếu kinh doanh tại địa bàn miền núi, bạn sẽ được nằm trong diện miễn loại thuế này.
2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, chủ cửa hàng kinh doanh thời trang có nghĩa vụ thay người tiêu dùng nộp thuế cho nhà nước. Bạn có thể chọn một trong hai cách tính sau:
♦ Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp thông thường:
Thuế GTGT = Tổng doanh thu trên các hoá đơn GTGT x thuế suất thuế GTGT (10% đối với thời trang)
Theo phương pháp này, căn cứ để đóng thuế GTGT với cửa hàng thời trang chính là tổng doanh thu xét theo hoá đơn GTGT (hoá đơn đỏ), vì thế, để tuân thủ đúng luật, cửa hàng của bạn bắt buộc phải in hoá đơn đỏ cho khách nếu họ mua tổng giá trị hơn 200.000đ. Nếu giá trị đơn hàng ít hơn, bạn có thể không in hoá đơn đỏ nếu khách không yêu cầu. Dưới đây là mẫu hoá đơn GTGT chuẩn mà bạn có thể tham khảo.
Bạn cần lưu ý rằng đây là loại thuế do người tiêu dùng chịu, vì thế, khi đặt giá sản phẩm, hãy nói rõ với khách hàng rằng giá đó đã bao gồm VAT chưa. Nếu chưa, khách hàng sẽ phải trả thêm 10% giá bán khi bạn xuất hoá đơn.
♦ Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khoán:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chịu thuế GTGT khoán x Thuế suất GTGT khoán (1% đối với thời trang)
Lưu ý: Theo công thức này, bạn không bắt buộc phải lập hoá đơn đỏ cho khách. Doanh thu chịu thuế TNDN khoán là mức doanh thu ổn định của bạn trong 1 năm. Khi mới bắt đầu kinh doanh, chưa biết được chính xác mức doanh thu, cơ quan thuế sẽ xét duyệt theo đề xuất của bạn. Sau một thời gian kinh doanh, nếu cơ quan thuế xác định được doanh thu chịu thuế khoán của bạn có sự thay đổi từ 50% trở lên so với mức đã đăng ký, họ sẽ định lại mức doanh thu khoán của bạn và áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế.
Ngoài ra, nếu chứng minh được với cơ quan thuế rằng doanh thu của cửa hàng chỉ ở mức dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn sẽ được miễn loại thuế này.
Xem thêm: Phần mềm giúp xác định chính xác doanh thu, lợi nhuận shop thời trang
Nếu kinh doanh dạng cá nhân hoặc hộ gia đình, bạn cần kê khai và đóng đầy đủ thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Thuế TNCN là khoản tiền bạn phải trích từ thu nhập của mình. Bạn có thể đăng ký với cơ quan thuế một trong hai cách tính sau:
♦ Công thức tính thuế TNCN theo phương pháp thông thường:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất TNCN
Bạn cần lưu ý rằng thu nhập tính thuế không phải là doanh thu của cửa hàng. Trên thực tế, đó là phần lợi nhuận mà bạn thu về được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí vận hành cửa hàng và các khoản được giảm trừ thuế TNCN.
Mặc dù chia thành 2 cột theo năm và theo tháng, nhưng thật ra số tiền bạn cần đóng cũng tương đương nhau nên bạn áp dụng theo cách nào cũng được. Tuy nhiên, bạn phải thống nhất cách tính, chẳng hạn như tháng 1 bạn tính thuế theo tháng thì phải áp dụng luôn cho đến hết năm. Thời hạn nộp thuế theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
♦ Công thức tính thuế TNCN theo phương pháp khoán:
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu chịu thuế TNCN khoán x Thuế suất TNCN khoán (0,5% đối với thời trang)
Lưu ý: Tương tự như doanh thu chịu thuế GTGT khoán, doanh thu chịu thuế TNCN khoán là mức doanh thu ổn định của bạn trong 1 năm, do bạn đăng ký và được cơ quan thuế duyệt. Cơ quan thuế có quyền điều chỉnh nếu họ xác định được doanh thu chịu thuế khoán của bạn có sự thay đổi từ 50% trở lên so với mức đã đăng ký. Ngoài ra, với cách tính này, bạn phải lấy tổng doanh thu của cửa hàng, không được trừ đi chi phí hay các khoản giảm trừ thuế TNCN.
Tương tự như thuế GTGT, bạn cũng sẽ được miễn thuế TNCN khoán nếu chứng minh được tổng doanh thu một năm của cửa hàng dưới 100 triệu đồng.
Trường hợp cửa hàng của bạn đăng ký kinh doanh theo dạng công ty, doanh nghiệp thì cần đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
♦ Công thức tính thuế TNDN:
Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận tính thuế TNDN x 20%
Lợi nhuận tính thuế TNDN sẽ được tính dựa trên chênh lệch tổng doanh thu, tổng chi phí và trừ đi các khoản thu được miễn thuế. Theo công thức trên, chỉ cần kinh doanh có lãi thì bắt buộc bạn phải kê khai và đóng thuế TNDN. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.
Như vậy, khi kinh doanh thời trang, bạn bắt buộc phải đóng 3 loại thuế:
- Kinh doanh dạng cá nhân, hộ gia đình: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.
- Kinh doanh dạng công ty, doanh nghiệp: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN.
Ngoài các khoản thuế phải đóng, nếu muốn dự trù chính xác mức lợi nhuận của mình khi kinh doanh thời trang, bạn cần tham khảo thêm bài viết: Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn.
Chúc bạn thành công.
TRẢI NGHIỆM 14 NGÀY DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SHOP THỜI TRANG HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Thanh toán nhanh - Báo cáo doanh thu tự động - Quản lý kho hiệu quả