Đối với thị trường bán lẻ thì cạnh tranh bằng việc giảm giá sản phẩm luôn là nỗi lo lớn nhất đối với các chủ cửa hàng. Cuộc đua về giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thậm chỉ là sự tồn của cửa hàng, bởi với thị trường sản phẩm tương đồng đều từ nhiều nhà cung cấp như hiện nay, thì giá cả vẫn là yếu tố quyết định hành vi mua hàng hóa và dịch vụ của khách hàng.
Dưới đây là cách thức các nhà bán lẻ có thể áp dụng khi đối thủ cạnh tranh bằng giảm giá sản phẩm.
1.Tận dụng các lợi thế khác biệt
- Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những cách thức tạo ra lợi thế khác biệt khi các sản phẩm của cửa hàng bạn được đối thủ cạnh tranh bán với giá rẻ hơn. Thay vì phải đi nhiều nơi để lựa chọn sản phẩm, khách hàng có xu hướng mua tất cả sản phẩm mà họ cần tại một cửa hàng với mức giá có thể cao hơn nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Việc này có thể tạo ra ưu thế lớn với các cửa hàng tạp hóa, thực phẩm, siêu thị mini…
Việc cung cấp tất cả các sản phẩm thiết yếu đòi hỏi người quản lý phải kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả, hàng hóa đa dạng nhưng không được quá nhiều hoặc quá ít, tránh trường hợp thiếu hàng hoặc phải giảm giá để giải phóng hàng tồn.
-
Đẹp – Độc – Lạ là yếu tố giúp sản phẩm của bạn dễ dàng được khách hàng lựa chọn, thậm chí họ có thể mua mà không quan tâm đến giá của sản phẩm. Nếu bạn không thể tạo ra xu hướng hãy luôn cập nhật xu hướng để cung cấp những mẫu mã sản phẩm mới nhất, đang được ưa chuộng nhất vào các thời điểm trong năm.
-
Tư vấn giải pháp tốt nhất cho khách hàng sẽ khiến khách hàng tin tưởng vào sự lựa chọn của họ. Một cửa hàng bán nội thất sẽ tư vấn sản phẩm hợp với không gian ngôi nhà, cửa hàng thực phẩm sạch sẽ tư vấn cho khách hàng cách bảo quản hay chế biến thức ăn, shop thời trang sẽ tư vấn về chất liệu và cách phối đồ…Nhà bán lẻ thông minh sẽ mang đến giải pháp hữu ích cho khách hàng, hướng tới trải nghiệm tốt của khách hàng hơn là việc cố gắng để bán sản phẩm.
-
Một yếu tố giúp cửa hàng bán lẻ tăng sức cạnh tranh khi đối thủ giảm giá sản phẩm chính là các dịch vụ mua sắm tiện ích. Cùng với chất lượng sản phẩm, hãy áp dụng các phương thức bán hàng online, giao hàng tận nhà, thanh toán bưu điện, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mua hàng.
2.Tìm thị trường mới
Khi thị trường hiện tại có quá nhiều đối thủ mạnh hơn bạn, hãy nghĩ đến việc đưa sản phẩm của tới một thị trường mới. Với những thị trường nhỏ, bạn sẽ có nhiều lợi thế khi chi phí quảng cáo thấp hơn, và khách hàng cũng ít khắt khe hơn.
>> Học thêm kinh nghiệm từ bài viết: Thường xuyên giảm giá nên hay không?
3. Giảm thiểu chi phí
Phương thức cạnh tranh bằng giảm giá sản phẩm chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn, ngay cả các nhà bán lẻ lớn cũng không thể áp dụng lâu dài vì phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ. Do vậy, vào thời điểm này, bạn cần rà soát lại toàn bộ nguồn vốn, cắt giảm chi phí để có thể giảm giá sản phẩm ở mức cho phép, hoặc gia tăng các dịch vụ để giữ chân các khách hàng trung trung thành. Cạnh tranh bằng giá có thể dẫn tới hàng loạt các cửa hàng nhỏ lẻ phá sản, đây không được coi là sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Các nhà bán lẻ hãy phát huy thế mạnh của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và điều quan trọng nhất là luôn hướng tới lợi ích của người tiêu dùng.
Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG