Các cửa hàng kinh doanh hàng xách tay hiện nay mở ra ngày một nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu thích dùng đồ ngoại của người Việt, chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã không đụng hàng mà giá cả lại không quá đắt như đồ hiệu. Nếu đang có ý định kinh doanh mặt hàng nào đó, thì đây quả là ý tưởng không tồi. Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh hàng xách tay.
1 Chuẩn bị vốn đầu tư
Trước khi kinh doanh, bạn cần có một số vốn ban đầu để thuê mặt bằng và nhập hàng hóa. Để thuê một cửa hàng với diện tích từ 30 đến 50m2, bạn cần số vốn tối thiểu là 30 triệu đồng. Kệ trưng bày hàng hóa inox có giá khoảng trên 1 triệu đồng/kệ. Ngoài ra, có thể trang bị các thiết bị phục vụ việc bán hàng và quản lý thuận tiện như phần mềm bán hàng, máy in hóa đơn, két tiền, camera chống trộm.
Có rất nhiều mặt hàng xách tay có nhu cầu tiêu dùng và sức cạnh tranh cao mà bạn có thể kinh doanh, như hàng tiêu dùng Nhật, hàng tiêu dùng Thái, mỹ phẩm xách tay, đồ điện tử…thông thường, bạn cần có số vốn ban đầu từ 50 đến 100 triệu để nhập hàng.
Bạn có thể áp dụng phương thức bán hàng online, sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí mặt bằng và vốn hàng. Nếu có mối hàng quen biết, bạn có thể mua nợ hoặc gom nhiều đơn hàng khách đặt rồi nhập để tiết kiệm chi phí.
2 Tìm địa điểm kinh doanh
Nếu có ý định mở cửa hàng thì địa điểm kinh doanh là rất quan trọng. Với mặt hàng tiêu dùng cho mẹ và bé, địa điểm nên gần các trường học, khu trung cư, nếu kinh doanh mỹ phẩm nên chọn địa điểm gần khu vực công sở. Vị trí cửa hàng không nhất thiết trên mặt đường lớn nhưng cần phải dễ tìm và thuận tiện chỗ để xe cho khách.
3 Nhập hàng
Với mặt hàng xách tay, thường có 3 nguồn nhập hàng chính. Thứ nhất là nguồn từ bạn bè, người thân định cư hoặc thường xuyên đi du lịch hay công tác nước ngoài gửi về. Thứ hai là bạn có tìm các mối hàng từ đoàn tiếp viên hàng không. Cách thứ ba nhập hàng từ các mối buôn hàng xách tay, một trong những địa chỉ nổi tiếng là “thiên đường” hàng xách tay Nguyễn Sơn(gần sân bay Gia Lâm), nơi đặt trụ sở của cơ quan hàng không và khu trung tâm của đoàn tiếp viên. Với hơn hai mươi cửa hàng trải dọc các con phố, hàng hóa đa dạng chủng loại.
Chị H, một nhà buôn hàng xách tay trên phố Nguyễn Sơn chia sẻ: “Hàng xách tay được ưa chuộng vì chất lượng tốt hơn hẳn hàng nhập, do nhu cầu tiêu dùng tăng nên các mặt hàng ngày càng phong phú hơn, đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng”
Trong khi đó, cô N, cũng buôn hàng xách tay tại chợ Nguyễn Sơn cho biết hàng xách tay thường có giá mềm hơn hàng nhập, cô thuận lợi ở chỗ có người nhà định cư nước ngoài, nên gửi trực tiếp, cứ vài ba ngày lại có hàng về”
Khi nhập hàng xách tay, bạn cần chú ý tìm hiểu rõ về nguồn gốc, mẫu mã, nhãn mác và giá cả sản phẩm, nên tham khảo thông tin về sản phẩm trên các website chính hãng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Nhân viên bán hàng là trực tiếp làm việc với khách hàng và là bộ mặt của cửa hàng. Do đó, bên cạnh đào tạo về kiến thức sản phẩm, kỹ năng bán hàng, bạn cũng cần hướng dẫn nhân viên về các văn hóa ứng xử tại cửa hàng.
Nếu sử dụng phần mềm bán hàng để quy trình bán hàng nhanh chóng và chính xác, thì bạn có thể trực tiếp bán và quản lý cửa hàng, hoặc chỉ cần từ 1 đến 2 nhân viên với quy mô cửa hàng lớn hơn.
>>Học hỏi kinh nghiệm: Các bước đào tạo nhân viên bán hàng
5 Quảng cáo
Bên cạnh truyền miệng, bạn có thể đưa sản phẩm của cửa hàng lên các website bán hàng như webtretho, lamchame, facebook…Đặc biệt chú trọng hình ảnh và giới thiệu được các công dụng nổi bật của sản phẩm với khách hàng. Nếu bán online, bạn nên xây dựng một quy trình đặt hàng và thanh toán thuận tiện nhất cho khách hàng.
>>Học hỏi kinh nghiệm: Bộ bí kíp marketing cửa hàng trên Facebook
Trên đây là một số kinh nghiệm kinh doanh hàng xách tay, chúc các bạn thành công với những ý tưởng kinh doanh của mình.
Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG