Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

4 TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG

4 TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỬA HÀNG

TH

Trong quá trình hoạt động, rất nhiều cửa hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của chính mình do thiếu các tiêu chí cụ thể. Bài viết này cung cấp bộ 4 tiêu chí cơ bản giúp các chủ cửa hàng, người quản lý có cái nhìn chung nhất về tình trạng kinh doanh của mình, từ đó có hướng đi thích hợp để tăng doanh thu, giảm chi phí và cải thiện hiệu suất làm việc.

đánh giá hiệu quả hoạt động của cửa hàng

Xem thêm: Giải pháp giảm thất thoát cho nhà hàng sau 1 tháng


Khi đánh giá cửa hàng có hiệu quả hay không, các nhà quản trị thường dựa vào bộ bốn tiêu chí sau:

1. Chỉ số đánh giá hiệu quả giao dịch với khách hàng

2. Chỉ số đánh giá hiệu quả hàng hóa

3. Chỉ số đánh giá hiệu quả không gian

4. Chỉ số đánh giá hiệu quả nhân viên

Bộ chỉ số thứ nhất – Chỉ số đánh giá hiệu quả giao dịch với khách hàng, gồm bốn tiêu chí như sau:

1.1. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng = (Số khách hàng mua hàng / Khách hàng vào cửa hàng) * 100 => Chỉ số phản ánh khả năng cửa hàng biến khách hàng tiềm năng thành người mua hàng.

1.2. Tỷ lệ hàng trả lại trên doanh số = (Tổng hàng trả lại được phép / Doanh số bán) * 100 => Chỉ số phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng qua giá trị hàng hóa trả lại và được cho phép trên tổng doanh số bán.

1.3. Doanh số/một giao dịch = Doanh số / Số lượng giao dịch => Chỉ số phản ánh giá trị hàng bán/một giao dịch trong cửa hàng

1.4. Số khách/một giờ mở cửa hàng = Tổng số khách hàng vào cửa hàng / Số giờ giao dịch => Chỉ số cho biết tổng số khách hàng vào cửa hàng trong giờ, ngày, tuần, tháng.

tỷ lệ khách hàng đến cửa hàng

Theo dõi số lượng khách hàng vào cửa hàng hàng ngày bằng cách giao nhiệm vụ đếm số lượng khách hàng vào cửa hàng mỗi ngày cho bảo vệ hoặc ở các siêu thị lớn hơn thì họ có thể dùng giải pháp camera counting có thể đếm được số lượt người đi vào qua cửa ra vào, thậm chí có thể đếm được số lượng khách (phân biệt cả giới tính), các loại xe/người đi lướt qua bên ngoài cửa hàng).

Bộ chỉ số đầu tiên này là bộ chỉ số quan trọng nhất vì nó đo lường khả năng “biến người tiêu dùng thành khách hàng của cửa hàng”. Thông qua chỉ số tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, người quản lý sẽ biết được số lượng khách hàng vào cửa hàng nhưng không mua hàng. Con số này phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý cửa hàng rất rõ. Thông thường, người quản lý chỉ biết doanh số giảm tức là số đơn hàng giảm đi hoặc doanh số trên một đơn hàng giảm đi, tại sao doanh số một đơn hàng giảm đi thì người quản lý không bao giờ biết được nếu không sử dụng chỉ số trên.

Thông qua chỉ số chuyển đổi khách hàng, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể phân tích được hiệu quả phục vụ của cửa hàng. Rõ ràng, một cửa hàng có 100 khách hàng vào một ngày mà chỉ có 30 người mua tỷ lệ chuyển đổi là 30%, sẽ không hiệu quả bằng một cửa hàng một ngày có 50 khách hàng vào nhưng có 25 khách hàng mua – tỷ lệ chuyển đổi là 50%.

cửa hàng đông khách là tín hiệu tốt

Các cửa hàng hoạt động hiệu quả thường là các cửa hàng có chỉ số chuyển đổi khách hàng cao, chứ không phải cửa hàng có đông khách hàng vào. Lý do đơn giản là cửa hàng đông khách hàng vào, đồng nghĩa với việc vị trí phải là “đắc địa”, tức là chi phí thuê cửa hàng sẽ rất cao. Do vậy, chưa chắc cửa hàng sẽ có lãi trên vốn đầu tư (ROI) cao.

2. Bộ chỉ số thứ hai – chỉ số về hàng hóa:

Đối với các cửa hàng trưởng, chỉ số này rất dễ tính toán, vì số liệu rất dễ lấy từ phần mềm quản lý bán hàng trên máy tính. Chỉ số này giúp cửa hàng trưởng điều hành hiệu quả việc nhập hàng, đổi hàng, trả hàng. Các chủ doanh nghiệp bán lẻ và cửa hàng trưởng cũng biết rằng: hàng tồn kho là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cửa hàng, hàng tồn kho đóng góp lớn vào chi phí cố định và chi phí biến đổi của cửa hàng.

Muốn cải thiện lợi nhuận cửa hàng, các chủ doanh nghiệp và cửa hàng trưởng phải tăng số vòng quay hàng tồn kho. Việc này sẽ được thực hiện qua bốn chỉ số cụ thể sau:

2.1. Giá bán trung bình = Tổng giá trị bán ra / Tổng số lượng bán ra

2.2. Giá tồn kho trung bình = Tổng giá trị hàng hóa trong kho / Tổng số lượng hàng hóa trong kho

2.3. Chỉ số doanh thu/tồn kho = Doanh số / Giá trị trung bình tồn kho

2.4. Phần trăm chi phí tồn kho = (Chi phí tồn kho / Doanh số) * 100

thường xuyên kiểm tra số lượng hàng hóa

Xem thêm: 8 Lý do khiến bạn luôn bị thất thoát nguyên liệu

Bốn chỉ số này là kim chỉ nam cho các nhà quản lý điều hành hàng hóa hàng ngày. Chỉ cần nhìn vào hai chỉ số giá bán trung bìnhgiá tồn kho trung bình sẽ thấy ngay mức độ hợp lý của hàng tồn kho. Ví dụ ở một cửa hàng kinh doanh ngành điện thoại, máy tính, sau khi tính hai số liệu, người ta nhận thấy chỉ số giá bán trung bình là 2,7triệu/một đơn vị bán ra.

Tuy nhiên, chỉ số tồn kho trung bình lại là 5,6 triệu/đơn vị. Điều này có nghĩa là những sản phẩm bán ra của cửa hàng chỉ là điện thoại giá rẻ hoặc linh kiện. Trong khi tồn kho lại chủ yếu là điện thoại đắt tiền và laptop. Như vậy, có thể thấy ngay hiệu suất làm việc và vai trò của cửa hàng trưởng.

Bằng việc ra soát hai chỉ số này trên toàn bộ hệ thống cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ đã có sự điều chỉnh phù hợp về hàng hóa tại từng cửa hàng.

3. Bộ chỉ số thứ ba – hiệu quả không gian:

Tại sao chỉ số này quan trọng, vì tất cả các doanh nghiệp đều phải thuê mặt bằng để kinh doanh bán lẻ, mà chi phí thuê mặt bằng thường tính theo m2. Vì vậy mỗi mét vuông đều chịu một số tiền nhất định, do đó cũng phải tạo ra một doanh số nhất định.

Đồng thời, từ doanh số các chủ doanh nghiệp có thể tính ra lãi gộp/m2. Đây là cơ sở tốt nhất để quyết định có tiếp tục thuê địa điểm đó để kinh doanh nữa hay không. Và nếu thuê thì thuê diện tích bao nhiêu để đảm bảo cửa hàng hoạt động hiệu quả.

Có ba chỉ số mà các doanh nghiệp bán lẻ có thể tính toán và dựa vào đó đưa ra quyết định:

3.1. Doanh số trên 1m2 = Doanh số / Diện tích sàn

3.2. Tồn kho trên 1m2 = Tồn kho / Diện tích sàn

3.3. Tỷ lệ không gian bán hàng = (Diện tích dành cho bán hàng / Tổng diện tích) * 100

hiệu quả không gian khi kinh doanh

Trong thời gian vừa qua, rất nhiều cửa hàng ở các trung tâm thương mại đóng cửa, hơn 5000 doanh nghiệp phân phối bán lẻ ngừng hoạt động. Chỉ số chính để đưa ra quyết định đóng cửa này chính là doanh số, lợi nhuận trên 1m2, tức là hiệu quả trên không gian quá thấp.

4. Bộ chỉ số thứ tư – hiệu quả hoạt động nhân viên:

Chỉ số này giúp chủ doanh nghiệp và cửa hàng trưởng quyết định tuyển thêm hay giảm số lượng nhân viên.

4.1. Doanh số của một nhân viên = Doanh số / Tổng số nhân viên

4.2. Chỉ số chi phí nhân sự = (Tổng chi phí nhân sự / Doanh số) * 100

4.3. Lãi gộp trên một nhân viên = Tổng lãi gộp / Tổng số nhân viên

đánh giá hiệu suất hoạt động của nhân viên

Xem thêm: 7 Lý do khiến nhân viên làm việc kém hiệu quả

Trên đây là 4 bộ chỉ số cơ bản đánh giá hoạt động hiệu quả của cửa hàng. Người chủ cửa hàng có thể tự tính toán ra các kết quả để tìm hướng đi thích hợp cho mình. Tuy nhiên, những con số này có thể được tính ra nhưng để phân tích được xem hiện trạng của cửa hàng đang ở mức nào thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.


Với kinh nghiệm nhiều năm ở lĩnh vực bán lẻ và nhà hàng, cùng 15.000 cửa hàng khắp Việt Nam, chúng tôi tự tin trong việc giúp bạn hiểu rõ tình hình kinh doanh của mình với Gói chẩn đoán hiện trạng cửa hàng. Hãy đăng ký thông tin tại đây để được tư vấn kĩ hơn.

dịch vụ chẩn đoán hiện trạng cửa hàng

Share this:

Tags: dịch vụ đánh giá hiện trạng cửa hàng, thất thoát hàng hoá, giải pháp tăng hiệu suất

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi