Maybanhang Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

5 ĐIỀU MỘT QUẢN LÝ TỐT KHÔNG BAO GIỜ NÓI

Lâm Nguyễn

Những cuộc họp, những cuộc bàn bạc là điều ai cũng từng trải qua. Bất kể bạn đang là một giám đốc, một trưởng bộ phận, một người quản lý bán hàng hay là một quản lý kho, những cuộc họp với cấp dưới luôn luôn là việc cần thiết. Dù vậy, đôi khi những cuộc họp không thể đưa ra được câu trả lời nào, các nhân viên của bạn thất vọng, tinh thần của cả nhóm bị kéo xuống. Chuyện gì đã xảy ra?

Quản lý bán hàng có thể là nguyên nhân khiến cửa hàng sa sút

Thực tế, mặc dù là một điều bắt buộc đối với bất kì doanh nghiệp hay cửa hàng nào, nhưng các cuộc họp cũng có thể khiến tình hình làm việc đi theo chiều hướng tồi tệ nhất. Đôi khi người quản lý khoá cứng tất cả mọi người trong một căn phòng cho đến khi các vấn đề được giải quyết. Đó thật sự là một môi trường khó thảo luận và hầu như đều mang về kết quả tiêu cực.

Xem thêm: Hệ thống phần mềm quản lý bán hàng tối ưu chi phí

Khi bạn thấy mọi thứ đã làm vẫn không thay đổi được kết quả, có thể đây là khoảng thời gian bạn nên tự phản ánh lại mình. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy có thể bạn chính là lí do khiến những cuộc họp thất bại.

1. Bạn lạm dụng biệt danh

Người quản lý bán hàng không nên lạm dụng biệt danh với nhân viên trong cửa hàng

Có thể bạn chưa từng nghĩ nhiều về việc này, nhưng gọi một đồng nghiệp bằng những biệt danh như “con gà”, “thiếu muối”, “con này” hay “thằng này”... có thể làm mọi thứ nghiêm trọng hơn. Không phải ai cũng có thể cảm thấy chuyện này vui hoặc thân thiện, nhất là trong những hoàn cảnh căng thẳng. Một số người thậm chí cảm thấy đang bị hạ thấp hoặc đang làm trò đùa cho bạn.

Thay vì phân biệt xem biệt danh nào được chấp nhận hoặc không được phép sử dụng, bạn nên ưu tiên việc bỏ qua tất cả các biệt danh, ít nhất là trong phòng họp. Hãy gọi mọi người bằng tên của họ. Chuyện đó đơn giản mà! Ngay cả khi bạn đang làm việc ở một cửa tiệm bán hàng bình thường, vẫn có một mức độ chuyên nghiệp nhất định cần được duy trì.

Xem thêm: Từ thử nghiệm Starbucks đến tương lai các quán cafe

2. Bạn chơi trò đổ lỗi

Người quản lý cần liên kết mọi người thành một đội

Điều này thật đơn giản, luôn chỉ có 2 hướng đi cho mọi người: đổ lỗi cho người khác, hoặc bạn tự nhận lỗi về mình. Phần lớn những người có khuynh hướng lãnh đạo khi gặp điều gì sai, bản năng khiến họ chỉ ngón tay về một ai đó. Ngay cả khi vấn đề phát sinh ở chính mình.

Khi ở trong nhóm, mọi người đối xử với nhau một cách công bằng. Để tạo ra một văn hoá doanh nghiệp liên tục phát triển, bạn không bao giờ được tách một ai đó ra hoặc chỉ ra một công việc nào đó là thủ phạm. Để hiểu rõ hơn điều này, bạn chỉ việc nhìn xem bất kỳ đội thi đấu thể thao nào. Khi thua, họ không đổ lỗi cho trọng tài hay người chơi khác. Họ sẽ chiến thắng như một đội và họ thua như một đội.

3. Bạn cố định trách nhiệm lên một ai đó

Một quản lý tốt sẽ không cô lập nhân viên của mình

Thời đi học, ai cũng biết cảm giác này. Đó là vào giờ kiểm tra bài cũ, khi giáo viên gọi tên bạn, sau đó cả lớp đồng loạt nhìn chằm chằm vào bạn. Ngay cả khi bạn đã học bài cũ rồi, áp lực tạo ra khi bị đặt trách nhiệm từ nhiều người sẽ khiến tâm lý của bạn lung lay và mức độ lo lắng tăng cao.

Xem thêm: Một ngày bán hàng không có phần mềm sẽ thế nào?

Tại sao một người quản lý lại muốn đặt nhân viên vào áp lực như vậy? Tôi cho rằng đó là một quan niệm sai lầm khi các nhà lãnh đạo muốn đặt cấp dưới của mình luôn luôn trong tình trạng căng thẳng, chỉ để đảm bảo họ luôn sẵn sàng trong công việc. Đơn giản là khi bạn đã thuê đúng người cho đúng vị trí, công việc sẽ không còn là vấn đề nữa.

4. Bạn vùi dập những ý tưởng tồi

Người quản lý nên trân trọng ý tưởng của nhân viên

Nghe có vẻ hơi vô lý đúng không? Nhưng trước khi bạn kịp nhận ra, có thể bạn đã là thủ phạm mà thậm chí bạn còn không nhận ra.

Có rất nhiều cách để loại bỏ hoặc đáp lại những ý tưởng không có giá trị. Trong đó, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt của bạn đóng vai trò rất lớn. Lườm nguýt, trề môi, nhíu mày hoặc giả vờ không nghe thấy là những ví dụ thể hiện bạn đang coi thường ý tưởng của người khác, thậm chí cảm thấy họ đang làm tốn thời gian của bạn.

Không ai yêu cầu bạn phải phân tích toàn bộ các ý tưởng hoặc phản hồi tất cả. Điều quan trọng là bạn phải thể hiện bạn ghi nhận mọi ý kiến dù là ít giá trị nhất. Hãy cân nhắc việc trân trọng tất cả mọi người. Nếu không, sớm hay muộn, sẽ không còn ai muốn đưa ý tưởng cho bạn nữa.

Xem thêm: Áp dụng tiêu chuẩn 5S trong quản lý kho - tại sao không?

5. Bạn dùng từ “nhưng” sai chỗ

"Tôi nghĩ bạn đã làm rất tốt, nhưng ..."

Hãy khen ngợi đúng cách, dùng từ "nhưng" đúng chỗ

Thời điểm bạn nói ra từ “nhưng” chính là lúc bạn huỷ đi tất cả những gì nằm ở vế trước đó. Tương tự như điều trên, bạn có thể phản hồi về những gì nhân viên của bạn làm được, mặc dù có thể không tiếp tục nói những điều tích cực hơn về họ. Điều quan trọng là cho họ thấy người quản lý luôn xem trọng những gì họ đang làm. Nếu một người quản lý bán hàng còn không tôn trọng họ, lí do nào những người nhân viên bán hàng phải tôn trọng khách hàng?

Nếu bạn muốn tối ưu hiệu suất bán hàng cho nhân viên của mình, đừng ngại đăng ký 14 ngày dùng thử miễn phí MAYBANHANG.NET - phần mềm quản lý bán hàng tối ưu nhất hiện nay!

New Call-to-action

Share this:

Tags: Kinh nghiệm quản lý, Tư vấn quản lý, phần mềm quản lý bán hàng, cửa hàng bán lẻ

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi