Mở một nhà hàng nhỏ là ý tưởng kinh doanh rất tiềm năng tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải nhà hàng nào mở ra cũng sẽ đạt được thành công hoặc phải mất nhiều thời gian mới có thể thành công. Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của một nhà hàng như mặt bằng, chất lượng món ăn, khâu tiếp thị,… Tuy nhiên, có một yếu tố mà không phải ai cũng nghĩ đến, đó là tờ menu.
Đừng vội thốt lên rằng menu thì ảnh hưởng gì tới việc kinh doanh của nhà hàng. Bạn lầm to, menu của nhà hàng rất quan trọng là đằng khác.
Nếu bạn từng mua sắm từ các trang thương mại điện tử, bạn sẽ thấy việc sắp xếp các hình ảnh và sản phẩm trên trang web sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi lựa chọn và mua sắm của bạn. Đối với một nhà hàng, menu cũng đóng vai trò tương tự như vậy. Thiết kế thực đơn nhà hàng hợp lý và hấp dẫn sẽ khiến khách hàng lựa chọn nhanh hơn và nhiều hơn.
Hãy sử dụng các tính từ mô tả trong thực đơn của bạn, giúp khách hiểu được thành phần của món ăn, hình thức và hương vị khi sử dụng nó. Ví dụ như miêu tả kem “mịn” hoặc “bông”, hay miêu tả món bít tết với sốt “béo ngậy” và chất thịt “tươi mềm” chẳng hạn. Nói cách khác, hãy miêu tả thật tinh tế và kích thích giác quan của họ.
Bạn nên đảm bảo các thông tin đưa vào thực đơn thật ngắn gọn và chính xác. Lưu ý rằng không phải khách hàng nào cũng có thời gian để đọc một cái menu dài và tỉ mỉ. Một số khách thậm chí bối rối với những thực đơn quá nhiều thông tin và cảm thấy không thoải mái khi lựa món. Thêm vào đó, mô tả dài trong menu cũng kéo dài thời gian phục vụ của bạn, nhất là trong những thời điểm đông khách. Tốt nhất là mỗi món chỉ nên đính kèm các thông tin mô tả thành phần, hương vị, kết cấu và hình dạng của món ăn.
Đây là một cách hay để tăng thêm giá trị cho món ăn tại nhà hàng. Miêu tả món cà ri với “khoai tây Đà Lạt” có vẻ ngon hơn nhiều so với chỉ liệt kê từ “khoai tây” trong thành phần, đúng không? Tuy nhiên, hãy nhớ là đừng phóng đại quá nhé, sẽ gây phản ứng ngược cho cảm xúc của khách hàng đấy.
Hãy tách tất cả mọi thứ thành từng danh mục riêng như theo nguyên liệu hoặc theo loại món ăn như bít tết, nộm, mì sợi,… Sắp xếp và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng bằng chữ đậm, in nghiêng tuỳ ý bạn, nhưng hãy nhớ sử dụng phông chữ và màu sắc theo thương hiệu của bạn nhé.
Xem thêm: Bỏ qua mẹo hay này, bạn làm sao lấy lòng khách hàng?
Hầu hết mọi khách hàng đều thích sự trực quan, và sự thật là dù bạn mô tả món ăn tốt đến mức nào, đôi khi họ vẫn cần một bức ảnh thật. Bạn nên tìm một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong mảng chụp món ăn nhà hàng, và lựa chọn ra chỉ những món ngon nhất hoặc đặc trưng nhất để đưa lên cho mỗi loại trong menu. Chú ý, chỉ đưa những món tiêu biểu để đạt được kích cỡ hiển thị rõ ràng nhất và không khiến khách hàng bị bội thực thông tin. Một điều nhỏ cần nhớ là phải chú thích tên món trên hình để khách dễ tham khảo nhé.
Nếu nhà hàng của bạn nằm ở khu vực nhiều khách du lịch, hoặc định hướng kinh doanh của bạn là nhắm đến đối tượng người nước ngoài thì đây hầu như đây là điều bắt buộc. Điều này giúp tăng đối tượng khách hàng cho bạn, để khách hàng người nước ngoài đánh giá cao nhà hàng hơn và có cơ hội được giới thiệu với các khách du lịch khác.
Tuy nhiên, việc đưa một bản dịch vào thiết kế thực đơn nhà hàng có thể trở nên phức tạp. Tuỳ thuộc vào cách bạn muốn thực hiện, bạn có thể lựa chọn tạo thêm một thực đơn riêng với ngôn ngữ khác hoặc thêm bản dịch vào menu tiếng Việt có sẵn.
Nếu bạn chọn phương án thứ 2, bạn sẽ cần tổ chức lại không gian trên thực đơn tốt hơn để phù hợp với bản dịch. Bạn cũng cần tìm sự cân bằng giữa việc lấy thêm không gian cho bản dịch và viết nó bằng một font chữ nhỏ khó đọc hơn. Thêm vào đó, nếu có 2 ngôn ngữ trên cùng menu, bạn sẽ phải ưu tiên một ngôn ngữ hơn cái còn lại.
Bạn đã từng đến một nhà hàng với những món ăn tuyệt vời, nhưng có một thực đơn được thiết kế siêu khủng khiếp chưa? Với tôi thì vừa mới tuần trước thôi.
Xem thêm: Làm thế nào để quản lý tốt chuỗi nhà hàng?
Với một cái menu nhà hàng, việc chọn bìa, màu sắc, chất liệu và phong cách cũng rất quan trọng đối với cảm nhận của khách hàng. Việc họ hào hứng chọn món, thời gian chọn nhanh hay chậm, họ sẽ còn quay trở lại nhà hàng hay không đều bị ảnh hưởng từ thực đơn họ đang cầm trên tay. Hãy suy nghĩ về menu của bạn như là một phần của nhà hàng, là một phần của nội thất bên trong, là một quá trình phải có trong việc xây dựng trải nghiệm của khách. Nếu bạn quan tâm tới tính tinh tế khi trang trí nhà hàng, hãy làm điều tương tự với tờ thực đơn. Một số tiêu chuẩn cơ bản cần có sẽ là:
- Phân biệt rõ ràng từng loại đồ ăn, ví dụ: súp, đồ nướng, lẩu, đồ chiên, nộm...
- Đưa những món đặc biệt nhất lên đầu hoặc vị trí dễ thấy nhất trên thực đơn.
- Bố trí cấu trúc menu theo một luồng đọc rõ ràng, có thể là đọc từ trên xuống, từ trái qua phải, đọc theo từng cột...
Tất nhiên là bạn luôn có những lựa chọn tân tiến hơn so với việc thiết kế thực đơn nhà hàng truyền thống, đó là sử dụng một hệ thống phần mềm tính tiền nhà hàng như một loại thực đơn điện tử. Bạn chỉ việc để khách chọn món bằng từng cái chạm tay, và họ có thể xem được luôn chi phí sẽ phải thanh toán cho bữa ăn ngon miệng của mình. Tất cả những món khách lựa chọn sẽ được in ra trong bếp và chuyển tới tay đầu bếp. Toàn bộ thao tác đều nằm gọn trên một chiếc máy tính bảng. Tiện lợi hơn quá nhiều đúng không nào?
Nếu bạn hứng thú với phương án này, đừng ngần ngại tham khảo phần mềm tính tiền nhà hàng của chúng tôi nhé.
MIỄN PHÍ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TÍNH TIỀN & QUẢN LÝ NHÀ HÀNG 14 NGÀY