Nếu cửa hàng của bạn muốn tồn tại và thành công, ít nhất là ở thị trường Việt Nam, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc tăng giá định kỳ. Sự mất giá tiền tệ, chi phí vận hành đang gia tăng và nhiều khoản phát sinh chính là lý do bạn cần phải tăng giá. Thật không may là không phải chủ cửa hàng nào cũng giỏi về điều này, hay đúng hơn là họ cực kém trong việc tăng giá.
Xem thêm: Mới kinh doanh, làm sao để có lượng khách hàng cố định?
Chúng ta thường sống với nỗi sợ rằng nếu chúng ta quyết định tăng giá, ta sẽ mất tất cả khách hàng. Nếu cửa hàng của bạn đang nằm trong trường hợp này, có thể nó sẽ kéo theo một chuỗi sai lầm trong tương lai của bạn. Dưới đây là một số sai lầm lớn nhất mà các cửa hàng gặp phải khi tiến hành tăng giá:
Một lời khuyên thật sự là bạn nên tăng giá định kỳ để ổn định tâm lý khách hàng. Thay vì tăng giá theo chu kỳ, ví dụ sau mỗi 12 tháng, có những cửa hàng đã chần chờ giữ nguyên giá trong nhiều năm. Sau đó, vì sức ép về giá thị trường cũng như chi phí tăng lên, họ đã tăng giá mà không báo trước với mức tăng rất lớn, thậm chí là tăng 20% so với giá bán cũ. Các khách hàng đều bị sốc và bắt đầu phản ứng tiêu cực với cửa hàng, cuối cùng là nhiều người rời bỏ cửa hàng đó.
Đối với khách hàng, họ không quan tâm đến việc cửa hàng đã không tăng giá trong nhiều năm. Họ sẽ không xem đó là lời giải thích cho việc tăng giá cao đột ngột. Họ chỉ cảm thấy rằng đó là hành vi kinh doanh tồi.
Xem thêm: Nhân đôi lợi nhuận nhờ giao hàng tận nơi khi kinh doanh nhà hàng
Đây là một sai lầm lớn và phổ biến khác của nhiều cửa hàng, đưa ra giá mới mà không có bất kỳ thông báo hay giải thích nào, hay thậm chí là chia sẻ một chút thông tin để thực sự cho khách hàng biết lý do giá được tăng lên.
Bạn cần nhớ một nguyên tắc: phải luôn minh bạch trong việc kinh doanh. Chúng ta cần cung cấp cho khách hàng của mình những thông báo, giải thích lý do tại sao lại tăng giá và quan trọng nhất là việc này có liên quan gì tới khách hàng. Nếu bạn không thể cung cấp cho khách hàng của bạn lợi ích khi giá tăng lên, khách hàng sẽ không ở bên bạn nữa.
Đây không phải là sai lầm xuất phát khi cửa hàng tăng giá, nhưng nó sẽ đẩy vấn đề theo hướng tồi tệ hơn khi bạn tăng giá. Thiếu sự gắn kết nghĩa là các khách hàng hiện tại của bạn không có nhiều cách để tương tác với bạn, thiếu sự xây dựng và góp ý với cửa hàng. Nó cũng có nghĩa là bạn không thể tạo ra mối quan hệ thân thiết với các khách hàng từ trước tới giờ.
Các cửa hàng như vậy không thể giải thích cách mà cửa hàng hàng đang phát triển, những điều họ mới làm, các mốc quan trọng mà cửa hàng đạt được, các kế hoạch cho tương lai và các tin tức liên quan khác để giữ chân khách hàng cũng như khiến khách hàng cảm thấy đồng tiền họ bỏ ra là có giá trị.
Xem thêm: Học ngay bí quyết bán hàng tốt như cửa hàng của Apple
Thay vì việc đồng hành và thấu hiểu, bây giờ khách hàng chỉ cảm thấy bị tính phí nhiều hơn mà không có thông báo, có thể khiến họ cảm thấy bị phản bội và chuyển sang mua hàng ở cửa hàng khác.
Tôi thật sự nghĩ rằng tất cả các cửa hàng cần học tăng giá một cách tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý bên dưới:
Giữ mối quan hệ và phản hồi của khách hàng trong mọi lúc, thậm chí cả khi họ chỉ đang tham khảo cửa hàng của bạn.
Tăng giá bán từng chút một theo chu kỳ nhất định, thay vì tăng giá đột ngột với mức tăng lớn.
Dành thời gian thông báo và thật sự giải thích cho khách hàng vì sao cửa hàng của bạn tăng giá và sẽ có ích lợi gì cho khách hàng.
Tiếp tục phát triển cửa hàng với nhiều giá trị hơn, cho khách hàng biết bạn đang làm gì và tại sao lại làm thế.
Bên cạnh đó, hãy sáng tạo ra một cách thông báo tăng giá thông minh. Ví dụ, bạn sẽ đặt một tấm biển nhỏ tại quá trà sữa của bạn với thông điệp “Giá tăng 5.000đ, trân châu gấp đôi” chẳng hạn, vừa thông báo tăng giá vừa cho thấy ích lợi khi làm như vậy. Đơn giản nhưng tuyệt vời đúng không? Điều này chắc chắn giúp bạn dễ xoay sở hơn, lại còn khiến khách hàng gắn bó hơn với cửa hàng của bạn đấy.
Việc tăng giá là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của bất cứ cửa hàng hay doanh nghiệp nào. Nếu bạn không giỏi trong việc này, bạn không thể tăng lợi nhuận. Tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng giá trị trải nghiệm của khách hàng tại quán chính là phương hướng bạn nên nhắm đến. Hãy nhớ rằng để trở nên chuyên nghiệp hơn, đừng bỏ qua viêc trang bị một phần mềm bán hàng tối ưu nhé!
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP NHẤT NÀO!