Công việc kinh doanh nhà hàng chưa bao giờ là đơn giản. Ngoài vị thế đẹp, món ăn ngon, phục vụ tận tình, khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng, bạn còn phải đảm bảo nhà hàng hoạt động hiệu quả để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nếu nhà hàng chỉ “chạy bằng cơm” – tức là vận hành dựa trên sức người là chính mà không có phần mềm bán hàng và quản lý nhà hàng, bạn có thể gặp phải những bất cập, khó khăn sau đây:
Phục vụ chậm
- Khách đến theo đoàn, lễ tân đón khách nhưng không biết bàn nào còn trống nên để cả đoàn phải đứng chờ, lễ tân chạy đi kiếm bàn.
- Nhân viên phục vụ ghi món ra giấy, không biết món nào còn, món nào thiếu. Khoảng 15’ sau lại báo “Món X hôm nay nhà em hết rồi, anh chị chuyển sang món khác đi!”
- Ghi món xong, nhân viên phục vụ phải chạy xuống bếp gài tờ giấy vào để bếp nhìn vào đó mà chế biến. Một lúc sau lại chạy xuống xem đã xong chưa, chưa xong lại phải chạy lên để phục vụ khách. Một lúc sau nữa lại chạy xuống… cứ như thế mãi…
- Khách kêu tính tiền, nhân viên phục vụ lại cầm tờ giấy cộng trừ nhân chia một lúc rồi thu tiền. Nếu tính nhanh và đúng thì tốt, tính chậm hoặc nhầm thì lại mất thời gian đôi co với khách.
Xem thêm: Lý do nhà hàng đông nhân viên mà vẫn phục vụ chậm
Nhầm lẫn
- Không nhớ món, nhớ giá, tư vấn nhầm cho khách về món ăn.
- Nhầm bàn, nhầm món, tính tiền nhầm là chuyện xảy ra thường ngày khi nhà hàng đông khách mà nhân viên lại chưa được chuyên nghiệp.
- Quên không tính thêm phí khi khách quẹt thẻ tín dụng hoặc khách xuất hóa đơn VAT, khiến nhà hàng bị mất tiền oan.
- Kiểm kho bằng cách đếm và ghi sổ vừa mất thời gian vừa dễ nhầm lẫn khi có nhiều loại hàng gần giống nhau.
Gian lận
- Nhập nhèm về mặt hóa đơn (sửa hoặc không lưu lại) để thu tiền ngoài, không nộp lại cho nhà hàng.
- Tính thừa cho khách (như bia, rượu) rồi biển thủ số tiền thừa đó.
- Tính thiếu cho khách (đối với khách là người thân, bạn bè).
- Lạm dụng chiết khấu hoặc khuyến mãi cho người thân, bạn bè.
- Tích điểm khách hàng thân thiết tùy tiện, nhập nhiều điểm cho 1 khách để hưởng ưu đãi.
- Bớt xén nguyên liệu để bán ra ngoài.
Xem thêm: Bắt thóp những mánh khóe gian lận của thu ngân
Thất thoát, lãng phí
- Không theo dõi hạn sử dụng dẫn đến hàng bị quá date phải đổ đi (như bia, rượu).
- Không tuân thủ định lượng nguyên vật liệu, nấu hoặc chế biến quá nhiều so với quy định gây lãng phí.
- Hàng nhập quá nhiều so với nhu cầu, tốn nhiều công sức bảo quản, để lâu dễ hư hỏng mà ảnh hưởng đến dòng tiền của nhà hàng.
- Không có cảnh báo hàng tồn ở mức tối thiểu, đến khi hết mà chưa kịp nhập về, khách order không có, ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng.
Số liệu không chính xác
Những con số mà một nhà quản lý cần nắm được để nắm được tình hình tài chính, chủ động được dòng tiền, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà hàng. Những báo cáo cần được tổng hợp bao gồm:
- Doanh số bán hàng, lợi nhuận.
- Báo cáo đặt hàng, nhập hàng, tồn kho.
- Công nợ của nhà cung cấp và khách hàng.
- Báo cáo bán hàng theo nhân viên hay mặt hàng.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng phần mềm mà chỉ dùng sổ sách hay file excel, các thông tin này có thể bị sai lệch, cập nhật thiếu hoặc cuối tháng mới cập nhật 1 lần nên việc theo dõi tình hình kinh doanh sẽ không sát sao. Đôi khi, các số liệu trên sổ sách và excel cũng có thể bị nhân viên cố tình chỉnh sửa để trục lợi.
Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn lớn
Tất cả những vấn đề kể trên có thể được khắc phục nếu nhà hàng sử dụng Phần mềm bán hàng và quản lý nhà hàng giúp tự động hóa quy trình bán hàng, hạn chế thất thoát và cập nhật doanh thu chính xác cho người quản lý.
Đăng ký dùng thử 14 ngày miễn phí tại đây để có thể kiểm nghiệm được các tính năng của phần mềm!