Có thể những khâu giấy tờ hành chính sẽ khiến chủ cửa hàng mệt bở hơi tai, nhưng sự thật là nếu không chịu thực hiện ngay từ đầu thì nó sẽ lại còn "hành hạ" bạn mãi về sau. Cho nên ngay từ lúc nảy ra ý tưởng mở một cửa hàng thời trang, hãy tranh thủ tìm hiểu về các thủ tục đăng ký kinh doanh và thực hiện nó càng sớm càng tốt.
Vậy để đăng ký thành công, bạn nên nắm rõ luật quy định một chút. MAYBANHANG.NET sẽ giúp bạn!
Xem thêm: Một ngày bán hàng không có phần mềm sẽ như thế nào?
1. Shop thời trang có thể đăng ký kinh doanh theo mô hình nào?
Theo luật định, người kinh doanh có thể lựa chọn một trong ba mô hình sau đây để thực hiện đăng ký:
Hộ kinh doanh cá thể: dành cho những shop có quy mô nhỏ
Doanh nghiệp tư nhân: dành cho những shop có quy mô vừa và nhỏ
Công ty trách nhiệm hữu hạn/công ty cổ phần: dành cho những shop có quy mô vừa và lớn
Như vậy, tùy theo quy mô mà bạn dự định mở shop thời trang, hãy chọn cho mình một mô hình phù hợp vì mỗi mô hình sẽ có một số loại giấy tờ đặc thù cần chuẩn bị. Cụ thể đó là những giấy tờ gì thì cùng đọc tiếp bạn nhé.
Xem thêm: Ngẫu hứng kinh doanh và câu chuyện "bị" thành công theo đuổi
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Đầu tiên, bạn phải có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh rồi mới tiến đến việc làm hồ sơ đăng ký, bao gồm:
Trụ sở kinh doanh hợp pháp
Vốn điều lệ
Người đại diện theo pháp luật
Ngành nghề theo đúng quy định thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh
Sau đó, hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ thật chỉn chu và đầy đủ những loại giấy tờ sau đây:
- Đối với hộ kinh doanh:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
- Đối với doanh nghiệp/công ty:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty (Doanh nghiệp tư nhân thì không cần có điều lệ)
Danh sách thành viên công ty (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) và danh sách cổ đông sáng lập công ty (Đối với công ty cổ phần)
Giấy quyết định thành lập đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Để không bị trả lại hồ sơ chỉ vì thiếu thông tin hoặc thiếu giấy tờ, bạn nên kiểm tra lại thật kỹ trước khi nộp tại các cơ quan chức năng, cụ thể:
Đối với hộ kinh doanh: nộp 01 bộ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện
Đối với doanh nghiệp: nộp 01 bộ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh
Thời hạn để giải quyết hồ sơ là 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phí đăng ký là 100.000đ/lần. Trong trường hợp hồ sơ của bạn gặp trục trặc, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi phản hồi bằng văn bản để thông báo cụ thể những nội dung cần chỉnh sửa trong vòng 5 ngày kể từ lúc nhận hồ sơ. Hãy lưu ý những thông tin này thật kỹ nhé.
Xem thêm: Phần mềm quản lý shop thời trang hiệu quả nhất
Đối với doanh nghiệp, bạn sẽ cần thêm thủ tục khắc dấu và công bố nội dung đăng ký sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hộ cá nhân sẽ không cần thủ tục này vì không có tư cách pháp nhân.
Còn một thủ tục khác mà chủ cửa hàng nào cũng nên lưu ý đó là nộp thuế. Ở nội dung này, bạn có thể tham khảo bài viết Kinh doanh thời trang cần phải nộp những loại thuế nào? để biết thêm chi tiết nhé.
Không quá khó để chuẩn bị đúng không? Hãy nhanh chóng đăng ký để có một khởi đầu thuận lợi cho shop thời trang của mình. Tất nhiên những quy trình về sau cũng không kém phần quan trọng đâu, hãy chuẩn bị sẵn sàng một phần mềm bán hàng chuyên dụng cho shop thời trang ngay từ bây giờ để giúp bạn dễ dàng quản lý hàng hóa, doanh thu, nhân viên và còn nhiều điều hay ho khác nữa nhé. Đừng quên MAYBANHANG.NET - người bạn đồng hành 24/7 đáng tin cậy của bạn!
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 14 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ SHOP THỜI TRANG CHUYÊN DỤNG