Để thuận lợi mở một cửa hàng kinh doanh tạp hóa, ngoài hàng hóa, mặt bằng,... thì bạn còn phải chú ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng ngay từ buổi đầu, đó là đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Trong khuôn khổ bài viết này, MAYBANHANG.NET sẽ liệt kê tất cả những thông tin cần thiết để bạn nắm rõ quy trình của những công việc hành chính này.
Xem thêm: Top 5 vị trí đắc địa để kinh doanh cửa hàng tạp hóa
1. Đăng ký kinh doanh tạp hóa
Theo quy định hiện hành, có hai hình thức kinh doanh là kinh doanh hộ cá thể và kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Thông thường đối với mô hình tạp hóa nhỏ lẻ thì bạn sẽ đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh. Hồ sơ cần có bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của các cá nhân tham gia vào kinh doanh.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (Đối với trường hợp kinh doanh tại nhà) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh (Đối với trường hợp thuê mặt bằng để kinh doanh).
Theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bạn sẽ tiến hành 3 bước như sau để hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tạp hóa như sau:
+ Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến "Phòng tài chính - Kế hoạch" thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
+ Lấy giấy biên nhận từ cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
+ Trong vòng 3 ngày để từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu bạn đủ điều kiện.
Đối với những hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ có thông báo cụ thể những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ để bạn có thể điều chỉnh và nộp lại để xét duyệt. Lệ phí đăng ký là 100.000đ/lần.
Xem thêm: Mẹo sống còn dành cho cửa hàng tạp hóa thời hiện đại
Có 3 loại thuế mà bạn cần phải nộp đầy đủ bao gồm thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Đây là một loại thuế thu hàng năm. Đối với mô hình tạp hóa thì dựa trên mức thu nhập là bao nhiêu, bạn sẽ có mức đóng thuế tương ứng được quy định tại văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC, cụ thể như sau:
Có 2 trường hợp cụ thể khi đóng thuế thu nhập cá nhân. Đối với những cửa hàng có xuất hóa đơn, có chứng từ đầy đủ thì sẽ được tính thuế theo thông tư 111/tt-btc 2013 về hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân.
Các trường hợp còn lại sẽ nộp thuế tính theo tỉ lệ thu nhập chịu thuế ấn định nhân với doanh thu khoán trong kỳ tính thuế. Tùy theo từng mặt hàng có trong cửa hàng của bạn mà tỉ lệ này sẽ có sự dao động từ 7-30%.
Xem thêm: Phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa từ A-Z hữu hiệu nhất!
Nếu thu nhập mỗi năm của cửa hàng dưới 100 triệu đồng thì bạn không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Còn ngược lại, bạn sẽ phải chọn 1 trong 2 cách tính cho thuế giá trị gia tăng là tính theo phần trăm trên doanh thu hoặc tính theo thuế khoán. Trong đó, thuế tính theo phần trăm doanh thu chỉ áp dụng nếu cửa hàng tạp hóa của bạn có sử dụng hóa đơn bán hàng.
Thông thường, chủ các cửa hàng tạp hóa sẽ chọn nộp thuế theo phương pháp khoán, tức là cán bộ thuế sẽ đến làm việc và thỏa thuận trực tiếp với chủ cửa hàng về mức thuế phù hợp nhất.
Sau khi đã có những thông tin về các thủ tục hành chính này, bạn hãy chú ý thực hiện đầy đủ và nhanh chóng nhé. Còn ở những công đoạn kinh doanh tiếp theo như nhập hàng, bán hàng, tính toán doanh thu, quản lý kho,... thì hãy để phần mềm giúp bạn. Đừng quên MAYBANHANG.NET nhé, chúng tôi dành riêng cho bạn 14 ngày dùng thử phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa miễn phí dù bạn đăng ký bất kỳ lúc nào!
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠP HÓA MIỄN PHÍ 14 NGÀY