Maybanhang Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU KHI KINH DOANH NHÀ HÀNG

Thu Hà

  • Kinh doanh nhà hàng luôn là một trong những lựa chọn khởi nghiệp “hot hit” hiện nay. Biết bao nhiêu người mở nhà hàng mang về thành công rực rỡ và được đánh giá là kinh doanh “một vốn bốn lời”. 

    Nhưng nói đi cũng phải nói lại vì không ít nhà hàng mở ra đã phải ngậm ngùi đóng cửa hoặc hiện đang trên bờ vực dẹp tiệm. Điều này để nói rằng kinh doanh nhà hàng không hề đơn giản như bạn nghĩ. Vậy trong quá trình kinh doanh cần chú ý những vấn đề gì để vận hành nhà hàng của mình tốt nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

  • 1. Quy trình quản lý 

Thông thường khi mới bắt đầu mở một cửa hàng, các ông chủ thường có rất nhiều việc phải tự giải quyết vì chưa đi vào quy củ hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm nên lúng túng trong khâu quản lý. Bởi lẽ một nhà hàng khi vận hành sẽ có hàng tá các công việc cần được giám sát, quản lý như tài chính, thu chi, marketing, kho bãi… và một ngàn lẻ một các vấn đề khác chồng chéo lên nhau.

Một khi quản lý lơ là, lỏng lẻo sẽ rất dễ dẫn đến các hiện tượng như bị nhân viên qua mặt, ăn cắp, gian lận trong tính toán tiền cho khách hay gian lận trong việc nhập nguyên liệu cho nhà hàng…

Quy trình quản lý nhà hàng hợp lý

Xem thêm: Các phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất hiện nay

Để khắc phục được những vấn đề đó bạn nên thủ sẵn cho mình một phần mềm quản lý nhà hàng. Mọi vấn đề về báo cáo, sổ sách doanh thu, chi phí, kho bãi… sẽ không cần bạn phải trực tiếp làm nữa, phần mềm sẽ tự động hóa trên hệ thống, từ đó tiết kiệm được nhiều thời gian để làm các việc khác.

  • 2. Lựa chọn địa điểm 

Một trong những vấn đề khó nhằn nữa chính là địa điểm xây dựng nhà hàng. Có thể bạn không tin nhưng lựa chọn đúng địa điểm dẫn đến 80% sự thành công của nhà hàng đó.Việc lựa chọn sai địa điểm không những ảnh hưởng tới doanh thu mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều các hoạt động kinh doanh khác của nhà hàng. 

Địa điểm kinh doanh nhà hàng hợp lý

Chẳng hạn nhà hàng của bạn bán đồ ăn chay nhưng lại đặt ở khu vực toàn những người theo Công giáo, họ không hay ăn chay thì liệu nhà hàng có thể tồn tại lâu được? Hay địa điểm quá xa nhà cung cấp thực phẩm tốt, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra nên bạn cần phải lưu ý khi lựa chọn.

  • 3. Thực phẩm, đồ ăn trong nhà hàng

Mở một nhà hàng ra chắc chắn bạn luôn mong muốn nó mang về thật nhiều lợi nhuận, mà để lợi nhuận đạt được nhiều nhất thì chi phí cần giảm tới mức tối đa. Chính vì vấn đề này mà có rất nhiều nhà hàng đã không màng tới chất lượng thực phẩm, ham rẻ mua những loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc thực phẩm bẩn để chế biến món ăn, dẫn đến ngộ độc cho người sử dụng.

Thực phẩm an toàn khi kinh doanh nhà hàng

Xem thêm: 5 kỹ năng quản lý nhà hàng bắt buộc phải có

Để thành công bạn nên đi từ việc xây dựng một thương hiệu đẹp trong mắt người tiêu dùng, chỉ có như vậy nhà hàng của bạn mới có thể phát triển và đứng vững được dài lâu. Một đầu bếp nổi tiếng người Scotland - Gordon Ramsay đã từng nói rằng : “Sự thành công của một nhà hàng nằm ở chính niềm đam mê và tình yêu đối với những món ăn mà người chủ nhà hàng muốn gửi đến thực khách của họ”. 

  • 4. Đào tạo nhân sự

Bước vào một nhà hàng, người đầu tiên khách hàng gặp không ai khác chính là nhân viên phục vụ. Vì vậy khách có hài lòng và quay lại nhà hàng lần nữa hay không đều phụ thuộc vào những nhân viên này, họ đóng vai trò như bộ mặt của nhà hàng vậy.

Nhân viên phục vụ trong nhà hàng

Xem thêm: 7 Công việc người quản lý nhà hàng phải trải qua

Nếu bạn đào tạo nhân sự không tốt, không có chế độ thưởng phạt hợp lý, những nhân viên này rất dễ bất mãn, từ đó họ sẽ trút giận và tỏ thái độ với khách hàng, làm xấu hình ảnh nhà hàng. Một khi cảm thấy không hài lòng thì chắc chắn các “thượng đế” sẽ khó quay lại nhà hàng lần nữa. 

  • 5. Kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính

Trong kinh doanh nhà hàng, vấn đề tài chính luôn đứng vị trí hàng đầu để giúp nhà hàng có thể “sống” được. Bởi lẽ doanh thu và lợi nhuận của nhà hàng không phải lúc nào cũng ổn định được vì còn rất nhiều yếu tố tác động như: kinh tế, xã hội, lạm phát…

Do đó, là một chủ nhà hàng bạn nên vẽ ra một kế hoạch tài chính lâu dài chạy xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà hàng để tránh bị thua lỗ. Bạn nên dành ra một khoản tiền riêng phục vụ cho các vấn đề phát sinh chi phí đột biến như: sửa chữa, nâng cấp mặt bằng, chi phí dành cho Marketing, quảng cáo…

Nhìn chung kinh doanh nhà hàng là một ngành rất nhiều tiềm năng, chỉ cần bạn nắm vững các bước quản lý và tổ chức sao cho hiệu quả là có thể đạt được thành công. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để công việc quản lý trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Chúc bạn kinh doanh thành công!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG MAYBANHANG.NET

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng

Share this:

Tags: phần mềm quản lý nhà hàng, sai lầm kinh doanh, phần mềm tính tiền nhà hàng, thiết kế menu nhà hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi