Đăng ký kinh doanh là bước rất quan trọng, mang tính quyết định siêu thị của bạn có được phép hoạt động hay không. Tuy thủ tục không quá khó nhưng bạn vẫn nên chú ý để hoàn thành giai đoạn này. Dưới đây là một vài thông tin cho bạn về những điều kiện cũng như quy trình đăng ký kinh doanh siêu thị mini.
Xem thêm: Lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini chỉ với 6 bước đơn giản
Giá thuê mặt bằng kinh doanh tại TP. HCM năm 2017
Trước khi cầm trên tay giấy phép kinh doanh và đưa siêu thị mini đi vào hoạt động, bạn cần có sự chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ…, gồm những điều kiện như sau:
- Có mặt bằng kinh doanh.
- Mặt bằng trưng bày hàng hóa tốt nhất nên có diện tích từ 50-60m2
- Trang thiết bị bán hàng siêu thị đầy đủ.
- Có giá, kệ để trưng bày sản phẩm đạt tiêu chuẩn (Từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng).
- Hàng hóa, sản phẩm phải có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng.
- Có kho chứa hàng với diện tích từ 16-20m2
- Ánh sáng đầy đủ.
- Kinh doanh đầy đủ các nhóm hàng cơ bản.
- Mặt tiền siêu thị nên lớn hơn 6m2
Bạn cần định hướng cho siêu thị của mình một loại hình phù hợp dựa trên tổng số vốn hiện có và sản phẩm dự định kinh doanh. Đối với kinh doanh siêu thị mini, ba loại hình kinh doanh phổ biến nhất là hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Mỗi loại hình sẽ cần những hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau, cụ thể:
- Đối với đăng ký kinh doanh hộ cá thể, hồ sơ của bạn cần có:
+ Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu có sẵn)
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh
+ Bản sao hợp lệ (Có xác nhận của địa phương) giấy chứng nhận sở hữu nơi đặt trụ sở kinh doanh hoặc hợp đồng thuê mặt bằng
- Đối với đăng ký kinh doanh theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty phần mềm:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (Theo mẫu có sẵn) có chữ ký của đại diện công ty
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách các thành viên hoặc các cổ đông đồng sáng lập công ty
+ Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân đúng quy định pháp luật của các thành viên công ty
+ Bản sao hợp lệ quyết định thành lập công ty
+ Các giấy tờ cần thiết khác (Nếu có)
Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT, trình bày rõ ràng và đầy đủ các thủ tục thành lập công ty dưới dạng biểu mẫu. Bạn có thể nghiên cứu để có được bộ hồ sơ chuẩn nhất. Nếu đăng ký kinh doanh siêu thị mini với hình thức hộ kinh doanh, bạn chỉ cần đến UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh để xin giấy phép. Đối với hình thức công ty, bạn cần đến Sở Đầu tư & Kế hoạch để làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Thông thường, hồ sơ sẽ được xử lý trong khoảng 3 ngày.
Sau khi có giấy phép kinh doanh, bạn cần thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận giấy phép. Đây là thủ tục bắt buộc được quy định tại điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Nếu vi phạm, siêu thị có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Sau khi có trong tay giấy phép kinh doanh siêu thị mini, bạn vẫn cần một số loại giấy tờ pháp lý khác để đảm bảo siêu thị của bạn là đúng chuẩn. Bao gồm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy phép an ninh trật tự.
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy.
- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, nếu siêu thị mini dự định kinh doanh các mặt hàng như rượu bia hay thuốc lá, bạn cần có thêm giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán lẻ thuốc lá.
Sau khi mọi thủ tục đã hoàn thành, hàng hóa đã lên kệ thì việc tiếp theo chỉ là khai trương và tối ưu hóa việc kinh doanh của siêu thị mà thôi. Bạn cũng nên dành thời gian cho việc quản lý, kiểm tra hàng hóa và nhân viên. Đối với những ai bận rộn hoặc là chủ của một chuỗi siêu thị, khó sắp xếp thời gian để quản lý tất cả thì hiện nay, trên thị trường đã có những phần mềm quản lý siêu thị vô cùng tiện lợi và hiệu quả.
TRẢI NGHIỆM 14 NGÀY DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SIÊU THỊ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Thanh toán nhanh- Báo cáo doanh thu tự động - Định lượng nguyên vật liệu