Một trong những trăn trở lớn nhất của các chủ nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, beer club... chính là làm thế nào để bảo quản thực phẩm sao cho vẫn tươi ngon và đảm bảo hợp vệ sinh. Đây chính là mấu chốt giúp quán kinh doanh thành công vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của thức ăn. Không có khách hàng nào muốn quay lại một nơi mà món ăn có vị ôi thiu, rau bị héo hoặc vừa ăn xong đã bị "tào tháo rượt". Vậy bạn cần lưu ý những điều tối kỵ nào khi bảo quản thực phẩm?
1. Để trái cây đã gọt vỏ vào tủ lạnh
Bạn cần nhắc nhở kỹ đầu bếp rằng một khi đã gọt vỏ trái cây thì cần dùng ngay, không nên cất trữ trái cây đã gọt vỏ trong tủ lạnh vì nguy cơ phát triển của vi khuẩn sẽ rất cao. Bên cạnh đó, điều này còn khiến trái cây bị cứng, thâm đen, trông không ngon mắt một chút nào.
Nếu muốn bảo quản trái cây hiệu quả trong tủ lạnh, bạn cần rửa sạch, để ráo, phân loại, cất chúng vào từng bao ni lông riêng và nhớ đừng bao giờ để chúng ở ngăn có nhiệt độ quá thấp. Với các loại trái cây lớn dưa hấu, dưa gang, bạn nên mua trái nhỏ để mỗi lần cắt ra sẽ sử dụng được hết, nếu còn dư, bạn cần dùng một miếng ni lông đậy lên mặt dưa để nó không bị khô và giảm hương vị. Bạn cũng cần loại bỏ những quả hỏng trước khi cho vào tủ lạnh để tránh ảnh hưởng đến các quả khác.
2. Bảo quản tỏi, cà chua, chuối, bánh mì trong tủ lạnh
Tỏi, cà chua, chuối và bánh mì là những thực phẩm nhạy cảm với nhiệt độ. Bạn không thể bảo quản chúng trong tủ lạnh vì chúng cần bảo quản ở nhiệt độ bình thường. Nếu vô tình bỏ chúng vào tủ lạnh, chúng sẽ nhanh chóng bị héo, hư và thâm đen.
3. Bảo quản trái cây, rau củ quả ở nơi nhiệt độ quá thấp
Bảo quản trái cây, rau củ quả ở nơi có nhiệt độ quá thấp sẽ làm chúng bị mất nước, dẫn đến dễ bị khô, héo.
4. Để khoai tây chung với hành tây
Hành tây và khoai tây là hai loại củ không thích hợp để cạnh nhau. Chúng sẽ dễ dàng hút độ ẩm của nhau, dẫn đến tình trạng bị nảy mầm hoặc hư thối. Vì thế, khi bảo quản, bạn cần đặt 1-2 quả táo bên cạnh để làm chậm quá trình nảy mầm của khoai tây, giúp tăng thêm thời gian bảo quản cho chúng.
5. Để đồ tươi sống ở nhiệt độ nóng quá 1 tiếng
Thịt heo, bò, gia cầm, trứng,… khi vừa mua về cần được đầu bếp sơ chế, tẩm ướp (nếu muốn) và cho ngay vào tủ lạnh càng sớm càng tốt, không nên để bên ngoài trời nóng quá một giờ. Riêng đối với các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc,… bạn chỉ nên chọn loại còn sống, chế biến ngay sau khi mua về từ 3-5 tiếng và dùng ngay trong ngày.
6. Cất thức ăn nóng trong hộp nhựa
Các loại hộp nhựa có thể khiến nam giới nữ hóa, vô sinh, nữ giới dậy thì sớm do nó chứa một chất cực độc tên là DOP. Đặc biệt, khi đựng thức ăn nóng, những phản ứng hóa học giữa các chất trong nhựa xảy ra sẽ khiến nguy cơ gây hại cho sức khỏe tăng gấp nhiều lần. Vì thế, bạn tuyệt đối không được đựng thức ăn nóng trong hộp nhựa. Nếu cần bảo quản thức ăn, bạn phải để nguội trước khi cho vào hộp.
7. Rã đông thức ăn nhiều lần
Mỗi loại thực phẩm chỉ nên được rã đông một lần để đảm bảo món ăn còn nguyên vị ngon và không gây hại đến sức khỏe thực khách. Vì thế, trước khi dùng, bạn cần ước lượng vừa đủ để ăn, tránh tuyệt đối việc dùng xong còn dư, cất vào tủ lạnh và rã đông nhiều lần.
8. Để lẫn đồ tươi sống với các thực phẩm khác
Các loại đồ sống có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn nguy hiểm. Vì thế, trước khi đưa vào tủ lạnh bảo quản, chúng cần phải được đóng gói hoặc đựng trong hộp kín và để tách biệt với thực phẩm chín, rau củ, trái cây để tránh trường hợp lây nhiễm chéo vi khuẩn.
9. Không thường xuyên vệ sinh tủ lạnh
Đây là điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hầu như ít ai nghiêm túc thực hiện. Nếu quan tâm đến sức khỏe khách hàng, bạn cần thường xuyên vệ sinh, kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chúng
10. Bảo quản mật ong trong vật dụng kim loại
Mật ong khi để lâu sẽ dễ bị chua và sủi bọt bởi lượng đường và axit hữu cơ khá lớn. Nếu bạn đựng mật ong trong vật bằng kim loại, axit này sẽ dễ dàng ăn mòn lớp kim loại khiến mật ong dễ bị biến đổi chất. Lúc này, thực khách sẽ có nguy cơ trúng độc cao kèm theo biểu hiện nôn mửa, khó chịu trong người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người dùng, bạn nên bảo quản mật ong trong lọ thủy tinh kín.
11. Trộn thức ăn còn dư chung với thức ăn mới
Đối với các thức ăn còn dư, bạn cần để chúng trong các hộp riêng nếu muốn bảo quản, tránh việc để lẫn lộn với thức ăn mới. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý tránh cho muỗng, đũa đã dùng vào nồi thức ăn mới để hạn chế tối đa việc lây nhiễm vi khuẩn cho thức ăn.
12. Để thực phẩm ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm thấp
Môi trường nhiệt độ cao và độ ẩm trong không khí lớn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm mốc. Vì thế, bạn cần tránh để thức ăn dưới ánh nắng trực tiếp hoặc ở nơi ẩm thấp nếu không muốn thực khách mắc phải nhiều loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn, nấm mốc gây nên.
Do chủ quan và bất cẩn, nhiều nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, beer club đã xảy ra những tình huống đáng tiếc, khiến khách hàng phải nhập viện vì dùng phải thức ăn để lâu ngày, không được bảo quản đúng cách. Nhiều chuyên gia và bác sĩ đã khuyến cáo các chủ quán nên chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc cho khách hàng. Đồng thời, điều này cũng giúp hương vị món ăn thơm ngon hơn, đậm đà hơn. Từ đó, bạn sẽ kinh doanh phát đạt hơn.
Bên cạnh việc chú trọng về thực phẩm, bạn cần sớm áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình phục vụ và quản lý để gia tăng hiệu quả hoạt động của quán. Hiện tại, phần mềm quản lý bán hàng của MAYBANHANG.NET đã ra mắt phiên bản 4.0 phù hợp với giá chỉ 99.000đ/tháng đáp ứng tất cả nhu cầu của nhà hàng - quán ăn - quán nhậu - beer club tại Việt Nam.
Bạn chưa yên tâm thì chưa ký hợp đồng.
Đến tận nơi tư vấn giải pháp quản lý phù hợp nhất với bạn.
Đội ngũ nhân viên hỗ trợ bạn từ 8h00 đến 22h00 mỗi ngày.
Sẵn sàng hoàn 100% hợp đồng trong 30 ngày nếu bạn không hài lòng.