Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi đã là thử thách vô cùng khó khăn với bất cứ nhà quản lý nào. Song việc duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự lại càng là vấn đề bạn phải quan tâm hơn. Chi phí quản lý nhân viên nhà hàng là một trong những việc mà người quản lý luôn phải đau đầu tính toán.
Doanh thu trung bình của cửa hàng sẽ dựa nhiều vào loại hình kinh doanh lẫn quy mô của bạn. Song theo số liệu của nghành tỉ lệ doanh thu khi đã khấu trừ đi các khoản chi phí cố định hay nhân sự luôn có định mức để tham khảo. Để đảm bảo công việc kinh doanh của mình được thuận lợi thì người quản lý luôn phải căn ke các chi phí.
Ví dụ: Trong ngành nhà hàng, tỉ lệ chí phí nhân sự trên doanh thu sẽ vào tầm 35%. Do tính chất là ngành hàng có tất chất dịch vụ nên khá cao so với một số ngành khác.
Công thức đơn giản để bạn có thể quản lý chi phí nhân sự của mình là:
Tổng chi phí nhân sự / Doanh thu = Tỷ lệ phần trăm chi phí nhân sự
Nếu bạn dùng hệ thống bán hàng tích hợp hệ thống quản lý nhân viên, tỷ lệ phần trăm này sẽ dễ dàng được tính cho bạn bằng việc xuất các báo doanh thu và chi phí của cơ sở kinh doanh.
Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 6 gợi ý quản lý chi phí nhân sự hàng ngày.
Thường xuyên kiểm tra lịch làm việc của nhân viên
Lịch làm việc của nhân viên hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn khi được thiết lập cho xuyên suốt 1 khoảng thời gian thường là một tháng. Tuy nhiên để đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của nhân viên, bạn nên thường xuyên kiểm tra lịch làm việc và thời gian làm việc thực tế của nhân viên, cũng như doanh thu mà nhà hàng đạt được.
Nếu nhân viên của bạn đông hơn lượng khách hàng trong những khung giờ nhất định, có nghĩa là bạn đang lãng phí tiền bạc. Ngoài ra, nhân viên của bạn sẽ hoạt động trơn tru và dễ kiểm soát tiến độ làm việc của chính mình hơn với lịch làm việc được sắp xếp từ trước.
Bạn có thể tiết kiệm chi phí nhân sự và vẫn có một tỷ lệ doanh thu cao.
Theo dõi thời gian thực hiện công việc cụ thể.
Hầu hết nhân viên nhà hàng của bạn đều có thể làm ở mọi khâu và việc chỉ định nhiệm vụ cụ thể sẽ cho bạn biết chính xác nhân viên của bạn tốn thời gian vào việc gì.
Ví dụ: Những nhiệm vụ vun vặt có vẻ là nhỏ như cất hàng tồn kho, nó có thể chiếm nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.
Theo dõi cách nhân viên phân bổ thời gian làm việc sẽ giúp bạn tìm ra một số điểm có thể cải thiện hay tự động hóa lẫn xem xét việc thuê thêm nhân viên thời vụ lúc cao điểm. Nhìn chung, việc theo dõi các công việc cụ thể sẽ giúp bạn xác định xem nhân viên của bạn có đang tối ưu thời gian làm việc của mình một cách hiệu quả nhất hay không.
Tính tỷ lệ doanh thu của mỗi nhân viên.
Duy trì tỷ lệ doanh thu cao có thể hỗ trợ chi phí kinh doanh của bạn trong thời gian dài. Bạn có thể cân đối chi phí của việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới dựa trên tỷ lệ doanh thu nhân viên mang lại.
Xây dựng lịch làm việc dựa trên doanh thu từng mùa.
Xác định nhu cầu nhân sự thực tế của nhà hàng trong suốt cả năm để có kế hoạch tuyển dụng chính xác. Bạn có thể căn cứ vào các báo cáo cũ thay vì phỏng đoán. Nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể dễ dàng truy xuất báo cáo cho mình.
Ví dụ: Sau khi xuất báo cáo doanh thu theo tháng bạn nhận định được một năm thì thường vào các tháng 9-10 có sự gia tăng đột biến. Có thể bạn chưa xác định được ngay nguyên nhân tại sao nhưng bạn sẽ biết chắc được sẽ là thời điểm rất nhộn nhịp nên cần sắp xếp thêm nhân viên làm việc.
Phát huy thế mạnh của nhân viên.
Khi bạn xem báo cáo, phân tích chi phí và năng suất làm việc của nhân viên trong một khoảng thời gian, bạn sẽ nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên của bạn.
Bằng cách nhận biết thế mạnh của nhân viên, khen thưởng họ và dùng những thế mạnh đó làm lợi thế cho nhà hàng. Bạn sẽ tối ưu hóa chi phí nhân sự và làm cho nhân viên tự hào về giá trị họ mang lại.
Tự động hóa quy trình lập kế hoạch kinh doanh.
Việc quản lý lịch làm việc của nhân viên đã không phải mất quá nhiều thời gian cùng công sức nữa. Bạn có thể dùng phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch làm việc để tiết kiệm thời gian và có cái nhìn sâu sắc hơn vào các chi phí nhân sự của mình trong thời gian thực.
Từ việc xem xét các báo cáo, phân tích những điểm mạnh của nhân viên có rất nhiều cách để nhà hàng của bạn kinh doanh hiệu quả hơn. Hãy tìm kiếm những phương pháp giúp bạn quản lý nhân viên tốt hơn và chi phí quản lý giảm xuống.