Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG VIỆT GIAI ĐOẠN 2015-2016

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG VIỆT GIAI ĐOẠN 2015-2016

Cong Nguyen

Thị trường thời trang Việt giai đoạn 2015-2016 chịu nhiều ảnh hưởng từ những sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn nước ngoài như Banana Republic, Zara, Mango, Levis,… Ở phân khúc tầm trung là sự du nhập các sản phẩm đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông,… Các thương hiệu thời trang Việt luôn phải xoay sở, cạnh tranh với các thương hiệu ngoại.

Giai đoạn 2015-2016 cũng là giai đoạn chuyển mình của thị trường thời trang Việt Nam với sự ra đời của nhiều thương hiệu uy tín, sản phẩm được khách hàng đón nhận nồng nhiệt. Nếu bạn đang có ý định xây dựng cho mình một thương hiệu thời trang, bài phân tích thị trường thời trang này của MAYBANHANG.NET chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin cần thiết.

A.    Tổng quan

Thị trường thời trang Việt giai đoạn 2015 – 2016 có nhiều chuyển biến sôi nổi, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng, xu hướng thời trang không có quá nhiều đột phá so với những năm trước.

Nhu cầu mua sắm thị trường thời trang Việt giai đoạn 2015-2016 tăng cao

Giai đoạn 2015 – 2016, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện. Điều này dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ đối với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt đối với ngành hàng may mặc.

Hơn nữa, giai đoạn này chính là sự bùng nổ của công nghệ. Nhờ vào sự phát triển năng động của các nhà bán lẻ trực tuyến và sự cải thiện trong nhận thức của người tiêu dùng mà người ta đã sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền.

Ngành hàng may mặc tại thị trường thời trang Việt giai đoạn 2015-2016 đã có sự tăng doanh số đáng kể.

thi-truong-thoi-trang-13

Hàng giá rẻ từ Thái Lan du nhập vào Việt Nam

Sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc tiếp tục thống trị các khu mua sắm bình dân. Sản phẩm này hiện diện lâu đời, giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, do những tranh chấp trên biển Đông và nhiều vụ bê bối chất độc liên quan đến sản phẩm của Trung Quốc mà người tiêu dùng bắt đầu tẩy chay các sản phẩm này.

Nhà bán lẻ và người tiêu dùng Việt bắt đầu chuyển hướng sang sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan. Bởi vì giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng tương đương và việc nhập hàng về cũng khá đơn giản.

Sự chuyển mình của thương hiệu nội

Các thương hiệu thời trang nội địa bắt đầu có sự chuyển mình, cạnh tranh cùng các thương hiệu Quốc tế và hướng đến phân khúc tầm trung. Thị trường thời trang Việt giai đoạn 2015-2016 vô cùng sôi động với vô số thương hiệu cũng như cửa hàng cao cấp ra đời.

Sự ra đời của các thương hiệu Việt đã vô hình chung giúp các thương hiệu Quốc tế khẳng định giá trị và trở thành phân khúc cao cấp. Các thương hiệu Quốc tế tập trung việc mở rộng mạng lưới phân phối tại hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội nơi người tiêu dùng có lối sống thượng lưu và thu nhập cao, cũng là nơi mà việc đi theo xu hướng thời trang là rất quan trọng.

Các thương hiệu thời trang Việt cạnh tranh với thương hiệu Quốc tế khá khốc liệt. Đến giai đoạn này, các thương hiệu nội địa tiếp tục hướng đến phân khúc khách hàng tầm trung. Tập trung vào việc nâng cao chất lượng, thiết kế là chiến lược giúp họ có thể thu hút được nhiều khách hàng, cũng như chiếm được lòng tin của khách hàng nhiều hơn nữa.

thi-truong-thoi-trang-14

Cơ hội và thách thức cho ngành thời trang Việt

Năm 2016 đã diễn ra một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến thị trường thời trang Việt Nam. Ngày 4/2/2016, TPP (Trans-Pacific Partnership) Hiệp định thương mại được ký kết. Nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ hiệp định này và ngành hàng thời trang cũng có nhiều ảnh hưởng trực tiếp.

Theo dự báo của các chuyên gia phân tích, sẽ có một sự thay đổi lớn trong sự lưu hành các loại trang phục. Bởi vì Việt Nam sẽ mở cửa thị trường trong nước cho các quốc gia khác bởi các rào cản đã bị loại bỏ.

Như vậy, ngày càng nhiều thương hiệu Quốc tế sẽ gia nhập vào thị trường thời trang Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng của người Việt cho những thương hiệu đắt tiền sẽ được đáp ứng.

Các thương hiệu nội địa sẽ phải cạnh tranh với những thương hiệu lớn từ khắp nơi trên Thế giới. Bên cạnh đó, nhờ vào hiệp định TPP mà nhiều nhà sản xuất địa phương có thể tập trung vào việc xuất khẩu sang các quốc gia khác, đạt được lợi nhuận nhiều hơn so với ở Việt Nam.

>> PHẦN MỀM QUẢN LÝ CỬA HÀNG THỜI TRANG

B.    Khám phá thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt

Theo số liệu điều tra, mức chi tiêu dành cho quần áo của người Việt đứng thứ 3 chiếm 13,9% chỉ sau chi tiêu dành cho thực phẩm (32,9%) và tiền tiết kiệm (14,9%). Đây là một con số khá cao so với chi tiêu và tiết kiệm của người tiêu dùng Việt.

thi-truong-thoi-trang

Trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ lựa chọn và mua quần áo cho mình nhiều hơn nam giới. Và cứ 10 người được khảo sát thì có 8 người lựa chọn mua sắm quần áo vào buổi tối. Đây là thời gian tan học, tan làm, không khí mát mẻ nên thuận tiện cho việc mua sắm.

Theo số liệu thu thập được thì người tiêu dùng có thói quen mua sắm cao nhất vào khoảng 2-3 lần/tháng, sau đó là 1 lần/tháng. Mức độ mua sắm của người tiêu dùng không chênh lệch quá nhiều.

mật độ mua sắm quần áo thị trường thời trang Việt

Trung bình người tiêu dùng Việt sẽ chi tiêu trong khoảng 1 Triệu đồng cho việc mua sắm quần áo trong một tháng. Những sản phẩm giá thành thấp, trong khoảng 100 – 300 ngàn được lựa chọn nhiều nhất. Theo sau đó là mứa giá từ 300 – 500 ngàn. Khách hàng có độ tuổi từ 30 – 39 là khách hàng mua nhiều nhất.

Biểu đồ chi tiêu-thi-truong-thoi-trang- Việt

6 lý do chính người tiêu dùng quyết định mua quần áo mới:

– Sau khi nhận lương hoặc khi có nhiều tiền

– Có chương trình giảm giá

– Chuẩn bị đi du lịch hay vào những dịp lễ

– Khi cần thay thế quần áo cũ

– Thích lúc nào thì mua ngay lúc ấy

– Chỉ mua khi thật sự cần thiết

Kiểu dáng, giá cả, chất liệu là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi chọn mua quần áo. Ngoài ra, các tiêu chí như: thương hiệu, kích cỡ, màu sắc,… cũng là những điều cần quan tâm.

Internet, báo, tạp chí và tivi là các kênh mà người tiêu dùng cập nhật xu hướng thời trang cho mình.

>>[INFOGRAPHIC] 5 XU HƯỚNG MUA HÀNG DỊP LỄ

C.   Khảo sát hành vi mua sắm trực tuyến của người Việt

Mua sắm online từ lâu đã trở thành thói quen của người tiêu dùng. Nó mang tính tiện lợi và nhiều ưu đãi từ chương trình khuyến mãi, giảm giá.

Thị trường thời trang Việt giai đoạn 2015-2016 bùng nổ của các cửa hàng thời trang trực tuyến. Các cửa hàng trực tuyến ít vốn liên tục ra đời. Sự gia nhập trực tuyến của các cửa hàng thời trang nhầm phát triển thị trường. Kinh doanh trực tuyến nhiều sôi động nhưng cũng đầy rủi ro.

Hành vi mua hàng

Mặc dù thị trường thời trang trực tuyến sôi nổi nhưng hành vi mua hàng của khách hàng vẫn ưa chuộng việc đến cửa hàng và thử trực tiếp sản phẩm. Tìm hiểu rõ về cửa hàng, chất lượng sản phẩm và kích thước là tiền đề khiến khách hàng an tâm cho những lần mua hàng trực tuyến sau này.

thi-truong-thoi-trang-5

Tần suất mua quần áo online

Tần suất mua quần áo trực tuyến của người tiêu dùng dao động nhiều tùy theo độ tuổi. Khách hàng trong độ tuổi 30-39 mua quần áo 2-3 lần/tháng, chiếm vị trí cao nhất. Thời gian mua quần áo trực tuyến tăng lên ở nhóm khách tuổi từ 20-29 lên đến 2-3 tháng/lần. Cao nhất là nhóm tuổi dưới 19 khi hơn nửa năm mới quyết định mua quần áo trực tuyến.

thi-truong-thoi-trang-3

Kênh mua sắm online phổ biến

Ngày nay cửa hàng trực tuyến ra đời càng nhiều. Tuy nhiên người tiêu dùng vẫn tin dùng vào các trang thương mại điện tử lâu năm với độ uy tín cao cùng chế độ chăm sóc khách hàng tốt, như: Lazada, Cungmua, Nhommua, Hotdeal,… Điều này tạo nên sự cạnh tranh đối với các cửa hàng trực tuyến nhỏ lẻ vô cùng gay gắt.

thi-truong-thoi-trang-6

Thiết bị tiếp nhận thông tin thời trang

Điện thoại, máy tính bảng, máy tính và laptop chính là những thiết bị giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin sản phẩm nhanh chóng và chính xác nhất.

thi-truong-thoi-trang-7

Lý do khách hàng lựa chọn mua sắm trực tuyến

Cửa hàng trực tuyến sẽ không chiếm dụng vốn mặt bằng, nhân công của chủ cửa hàng. Sản phẩm trực tuyến thường được bán rẻ hơn, nhiều chương trình khuyến mãi so với sản phẩm tại cửa hàng. Giá thành chính là lý do đầu tiên của khách hàng khi mua quần áo trực tuyến. Theo sau đó là sự đa dạng của sản phẩm và thời gian mua sắm linh động.

thi-truong-thoi-trang-8

Nỗi lo khi mua hàng trực tuyến

Mua hàng trực tuyến mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên khách hàng vẫn còn nhiều nỗi lo khiến việc mua hàng vẫn chưa diễn ra. Nhà bán lẻ cần giải quyết vấn đề khiến khách hàng lo lắng như: giá thành, chất lượng, nguồn gốc,… Cửa hàng cần tạo được uy tín trong lòng khách hàng để thúc đẩy việc bán hàng.

thi-truong-thoi-trang-9

Tỉ lệ mua sắm thông qua trang Facebook

Và sau cùng, trong thời đại công nghệ đang bùng nổ như hiện nay, kênh bán hàng trực tuyến được nhiều khách hàng tin tưởng và mua sắm nhất chính là Facebook. Xây dựng một trang cá nhân hoàn chỉnh. Trưng bày sản phẩm cụ thể, rõ ràng sẽ giúp khách hàng đặt niềm tin vào cửa hàng của bạn.

thi-truong-thoi-trang-10

Thị trường thời trang Việt Nam ngày càng sôi động với nhiều thương hiệu ra đời. Bên cạnh đó là sự gia tăng nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây cũng chưa bao giờ là một thị trường kinh doanh dễ dàng. Bạn phải thật sự đam mê với lĩnh vực làm đẹp này. Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng hướng đến. Cần xây dựng hiến lược kinh doanh cụ thể và sản phẩm chủ chốt của mình.

>> SỰ KẾT HỢP GIỮA MARKETING ONLINE VÀ OFFILNE

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 14 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ SHOP THỜI TRANG 
Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý shop thời trang

Share this:

Tags: Blog, kinh nghiệm, quan ly cua hang, thời trang

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi