Maybanhang Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

Bạn có sẵn sàng đánh cược tất cả cho đam mê của mình?

Bạn có sẵn sàng đánh cược tất cả cho đam mê của mình?

TH

Khoảnh khắc xuất gia – Rất nhiều doanh nhân vĩ đại từng trải qua khoảnh khắc giống như những nhà sư, đó là khi họ sẵn sàng mất tất cả. Các nhà sư khi xuất gia sẽ để lại toàn bộ tiền bạc, của cải để dấn thân vào cuộc sống tu hành.

Elon Musk đam mê thành công Tesla SpaceX Solar city

Elon Musk đổ hết 180 triệu đô và bắt đầu đi vay nợ vào năm 2008. 7 năm sau, ông làm nên giá trị 13 tỷ đô nhưng ông sẵn sàng mạo hiểm tất cả thêm một lần nữa! Steve Jobs bị đá ra khỏi công ty Apple năm 1985, đánh cược tất cả vào NeXT và Pixar. 11 năm sau, năm 1996, mọi thứ xoay chuyển, ông đã bán NeXT cho Apple, Pixar cho Disney và trở thành một biểu tượng của sự quật cường. Walt Disney đã cầm cố toàn bộ tài sản của mình vào những năm 50 để xây khu vui chơi Disneyland mặc dù bị mọi người ngăn cản. Ông cũng cho đi mọi thứ mình có để sau đó trở thành huyền thoại. Mỗi người trong số họ đều đánh cược tất cả vì một thứ gì đó vô hình: mục tiêu và tầm nhìn.

Các nhà sư gọi khoảnh khắc sau khi từ bỏ tất cả là “Moksha” tức là sự giải thoát.

"Chúng ta đang không sống cho đến tận  khi chúng ta biết chúng ta có thể chết vì điều gì!"

Tôi không có ý nói doanh nhân lớn là các nhà sư, nhưng doanh nhân có những khoảnh khắc xuất gia khi họ sẵn sàng mất tất cả cho giấc mơ của mình.

Khi bạn không có gì để mất, bạn có năng lực vô tận để làm tất cả mọi thứ!

Điều này chỉ xảy ra khi bạn không quan tâm đến mình đã mất gì mà chỉ tập trung vào việc mình sẽ đạt được gì. Và sau đó mọi thứ sẽ thay đổi. Như Walt Disney đã nói:

"Tôi không làm phim để kiếm tiền, tôi kiếm tiền để làm phim”.

Đó cũng chính là nghịch lí khi một doanh nhân đã từng trải nghiệm cận kề cái chết – Steve Jobs - đã nói:

“Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là cách quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời.

Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, sự xấu hổ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.”

Còn bạn, điều gì là quan trọng đối với bạn, điều gì sẽ khiến bạn dẹp bỏ những cái cũ đi và bắt đầu một cuộc đời mới với đam mê thực sự của mình?

 ST

 

Share this:

Tags: Blog, Kinh nghiệm, chia sẻ, phan mem quan ly ban hang, kinh nghiem quan ly cua hang

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi