Công thức thành công trong ngành bán lẻ là bán nhiều sản phẩm nhất có thể ở số lượng nhiều nhất có thể.
Nghe có vẻ đơn giản, đúng không? Hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ đồng ý và vận hành các cửa hàng của họ dựa trên nguyên tắc này. Nhưng điều đó không có nghĩa các cửa hàng sẽ nhập về sản phẩm tốt nhất hoặc đơn giản là mặt hàng mà họ thích. Một quản lý cửa hàng bán lẻ thông minh sẽ cần một chiến lược nhiều hơn thế.
Xem thêm: Hệ thống phần mềm quản lý bán hàng tối ưu nhất ngành bán lẻ
Dưới đây là một danh sách 6 loại hàng hóa đóng vai trò chủ đạo và tốt cho việc kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ. Bất kỳ nhà bán lẻ nào muốn tồn tại trong thị trường ngày nay cần phải luôn mang theo đủ 6 loại. Trải nghiệm của khách hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi kỹ năng bán hàng của bạn và 6 loại sản phẩm bên dưới chính là chất tăng cường trải nghiệm cho khách hàng.
1. Các hàng hoá chủ lực
Tại sao khách hàng đến cửa hàng của bạn? Sản phẩm trên kệ nào của bạn khiến khách hàng bỏ qua các cửa hàng bán lẻ khác để đến với bạn?
Hàng hóa chủ lực này sẽ giúp bạn vượt qua sự cạnh tranh. Nói cách khác, chúng là lợi thế cạnh tranh của bạn. Đó có thể là một sản phẩm không ai khác bán, hoặc một sản phẩm tốt hơn nhiều so với những gì cửa hàng bán lẻ khác đang có. Đó cũng có thể là một mặt hàng phân phối có giới hạn, ví dụ những loại bánh kẹo ngoại mà chỉ cửa hàng của bạn nhập về. Hãy suy nghĩ về nó như là một phần thương hiệu của bạn - những gì cửa hàng của bạn được biết đến.
Xem thêm: Bạn muốn tự kinh doanh riêng? Hãy tiết kiệm!
2. Các nhãn hiệu có hình ảnh tốt
Đây là loại hàng hoá giúp nâng cao hình ảnh cửa hàng của bạn, hoặc khiến ấn tượng của khách hàng về cửa hàng của bạn tốt hơn. Hình ảnh tốt ở đây không hẳn chỉ là về mặt quảng cáo hay bao bì, mà có thể là ấn tượng của người dùng đối với hàng hoá đó có sự vượt trội. Ví dụ giữa một con phố tràn đầy cửa hàng bán lẻ, chỉ duy nhất cửa hàng của bạn có bán thêm rượu ngoại chẳng hạn, khách hàng sẽ nhìn nhận cửa hàng của bạn một cách cao cấp hơn. Đây chính là sự cải thiện về hình ảnh cửa hàng.
Các chủ cửa hàng bán lẻ nên duy trì mức tối thiểu 10% loại hàng hóa này trên kệ trưng bày. Các khách hàng chỉ cần bị gây ấn tượng bởi chúng, chứ không nhất thiết phải mua chúng. Bạn cần chúng để cải thiện hình ảnh mà thôi, cũng là lý do vì sao bạn nên giữ chi phí cho chúng ở mức chấp nhận được. Sự truyền miệng của khách hàng sẽ làm phần còn lại trong việc quảng bá đơn giản này.
3. Các sản phẩm mang tính kết hợp
Thuật ngữ chuyên môn thường gọi là “cross-selling”. Khi khách hàng mua một món hàng cơ bản, họ có thể được yêu cầu mua thêm một số mặt hàng sử dụng kèm. Ví dụ, nếu ai đó mua một thùng sơn, họ sẽ cần phải mua thêm bàn chải, cây lăn, giấy nhám chùi sơn thừa,... tất cả các phụ kiện cần thiết để sử dụng sơn. Do đó, một cửa hàng bán lẻ có thể giảm giá mạnh cho thùng sơn và thu lợi nhuận từ các phụ kiện bán kèm.
Nếu danh sách hàng hoá trong cửa hàng phong phú, hãy tìm cách để kết hợp nhiều mặt hàng thành một gói mua chung để giúp duy trì lợi nhuận của bạn. Khâu đào tạo nhân viên sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược này. Hãy đảm bảo nhân viên của bạn hiểu được chiến lược và ích lợi mà nó mang lại. Đừng quên tạo các gói ưu đãi trong phần mềm quản lý bán hàng nhé.
4. Các sản phẩm mang tính câu khách
Thử nghĩ xem cửa hàng của bạn có sản phẩm nào thu hút khách hàng lui tới nhiều lần? Bạn có sản phẩm nào giúp giữ khách hàng ở lại cửa hàng của bạn lâu hơn?
Ví dụ: các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh đều bán các dạng thức ăn nhanh và kèm theo khu bàn ghế.
Các mặt hàng này không nhất thiết phải là sản phẩm, mà có thể là những tiện ích hoặc những ý tưởng trang trí sáng tạo trong cửa hàng. Đây cũng sẽ là yếu tố giúp khách hàng tích cực hơn, nán lại cửa hàng lâu hơn và có thể chọn mua nhiều thứ hơn.
Xem thêm: Trở thành ông chủ - Bạn có đủ 4 tố chất tiên quyết?
5. Các sản phẩm siêu lợi nhuận
Cứ gọi thẳng đây là những cỗ máy đẻ tiền cho cửa hàng cũng được. Đó là những mặt hàng có tỉ suất lợi nhuận cao, tất nhiên với điều kiện là khách hàng không biết điều đó. Sẽ tốt hơn hẳn nếu những mặt hàng này được bán dạng đi kèm, ví dụ dao cạo râu có tỉ suất lợi nhuận không cao nhưng lưỡi dao thay thế lại có tỉ suất cao chẳng hạn.
Kết hợp với việc đó, bạn cũng có thể đàm phán với nhà cung cấp để đạt mức giá tốt hơn, tăng cao thêm tỉ suất lợi nhuận này. Đừng quên cài đặt giá bán và giá nhập vào phần mềm quản lý bán hàng của cửa hàng, giúp bạn có số liệu về lượng bán và lợi nhuận mỗi ngày, cũng là điều kiện giúp bạn đàm phán tốt hơn với nhà cung cấp.
6. Các loại hàng mang tính đảm bảo
Thực sự thì đây là những mặt hàng các cửa hàng bán lẻ không ưa thích nhất vì lợi nhuận mang về không cao, nhưng không thể loại ra khỏi danh sách sản phẩm. Ví dụ tiêu biểu chính là xăng và dầu diesel ở các cửa hàng trên đường quốc lộ. Các cửa hàng không kiếm tiền với sản phẩm nhiên liệu, mà họ kiếm tiền từ những sản phẩm bán trong cửa hàng như thuốc lá, thẻ cào di động, cafe… Nhưng sẽ không ai ghé vào cửa hàng bán lẻ đó nếu họ không bán xăng hoặc dầu diesel. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy các sản phẩm bạn bán có thể không phải là sản phẩm mà bạn thích, nhưng là thứ khách hàng không thể thiếu. Do đó, hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ từ vị trí khách hàng.
Nếu bạn vẫn đang tìm cách tăng trải nghiệm khách hàng, hãy thử ngay tính năng quản lý khách hàng thân thiết trên phần mềm MAYBANHANG.NET. Để bạn an tâm sử dụng lâu dài, chúng tôi dành tặng bạn 14 ngày dùng thử miễn phí phần mềm bán hàng tối ưu nhất.