Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ TỪ VIỆC KINH DOANH SA SÚT CỦA STARBUCKS

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ TỪ VIỆC KINH DOANH SA SÚT CỦA STARBUCKS

Mai Linh

Starbucks mới đây đã có thông báo sẽ đóng cửa 150 cửa hàng tại Mỹ vào năm tới vì hoạt động quá yếu kém. Lãnh đạo công ty cũng cho biết thêm rằng những cửa hàng mang thương hiệu này sau khi kinh doanh 1 năm mới đạt được tốc độ tăng trưởng vỏn vẹn 1% mỗi quý.

Thương hiệu cafe đình đám starbucks trượt dài vì kinh doanh sa sút

Đối với những ai đang chinh chiến trong thị phần kinh doanh cafe, đây là những con số cực kỳ đáng sợ. Giám đốc nghiên cứu của Smead Capital Management - ông Tony Scherrer cũng đưa ra nhận xét: "Đã qua rồi cái thời mà Starbucks dễ dàng khiến cho người ta mê đắm với các sản phẩm của mình"

Vì đâu mà một thương hiệu nổi tiếng thế giới lại ngày càng kinh doanh sa sút đến vậy? Nhìn lại những gì Starbucks làm gần đây, bạn sẽ có được câu trả lời.

Xem thêm: Giá nhượng quyền thương hiệu của 10 chuỗi cafe lớn nhất Việt Nam

1. Không tôn trọng khách hàng 

Vài tháng trước đây, có thể bạn đã nghe được sự cố nực cười của Starbucks khi nhân viên của họ tại một cửa hàng thuộc Philadelphia (Mỹ) gọi cảnh sát chỉ để bắt hai người đàn ông da màu vì... họ không gọi đồ uống. Lý do họ đưa ra cho cảnh sát là "Starbucks không cho phép những ai chưa trả tiền mà vào cửa hàng và sử dụng nhà vệ sinh."

Nhân viên starbucks gọi cảnh sát bắt khách hàng da màu

Sau khi một vài clip bị phát tán trên mạng, thương hiệu cafe này đã vấp phải sự phản đối và bị lên án dữ dội từ cộng đồng. Dù đã lên tiếng xin lỗi nhưng mọi thứ lại không đơn giản như thế. Kết quả là ngày 29/5 vừa qua, Starbucks đã phải đóng cửa 8.000 cửa hàng để triển khai đào tạo cho hơn 175.000 nhân viên về chống định kiến. Con số chi trả cho chương trình này lên đến hàng chục triệu USD. Chủ tịch Starbucks cũng phải từ chức, chiến dịch Marketing xuân hè bị dời lại gần 1 tháng. Tổng thiệt hại chỉ vì một cuộc điện thoại gọi cảnh sát thật là không ai dám nghĩ tới. 

Starbucks bị cộng đồng phản ứng dữ dội sau khi gọi cảnh sát bắt người da màu

Bạn thấy đó, khách hàng chính là nguồn sống cho cửa hàng của bạn. Bạn có thể phục vụ tốt hàng trăm khách, nhưng chỉ cần từ chối một người với thái độ gay gắt là mọi thứ đã đi tong. Đây là điều đầu tiên chúng ta rút được từ bài học thương đau của Starbucks: Luôn tôn trọng dù khách hàng có như thế nào đi nữa. 

Xem thêm: Quản lý nhân viên quán cafe thế nào cho tốt? 

2. Sản phẩm không chất lượng 

Một trong những lý do khiến Starbucks kinh doanh sa sút thời gian gần đây chính là vụ việc họ và khoảng 90 đơn vị bán lẻ cafe bị tổ chức phi lợi nhuận Council for Education and Research on Toxics (CERT) đệ đơn khởi kiện vì vi phạm luật pháp California. Lý do được đưa ra là vì không có cảnh báo cho người dùng về những hóa chất có nguy cơ gây ung thư mà thương hiệu này đang sử dụng. 

Starbucks dính phốt đồ uống có chất gây ung thư

Sau vụ kiện, công ty Starbucks bị phán quyết và buộc phải gắn nhãn cảnh báo nguy cơ gây ung thư lên các sản phẩm của mình tại California. Thực khách ở nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu tỏ ra quan ngại và dần loại bỏ cái tên Starbucks ra khỏi danh sách yêu thích của mình, khiến lượng khách hàng tụt dốc không phanh, tình hình kinh doanh trở nên vô cùng đáng báo động. 

Sản phẩm huyết mạch của cửa hàng một khi đã trở nên xấu xí trong mắt khách hàng thì xin chia buồn, bạn đang tự đẩy khách của mình sang quán của đối thủ rồi đấy! Đừng vì chút lợi nhuận mà dùng nguyên vật liệu không chất lượng hay định lượng chúng không đúng công thức. Một khi thức uống đã kém chất lượng, bạn sẽ khó lòng giữ chân được khách hàng. 

Nhiều khách hàng dần rời xa thương hiệu cafe starbucks

Bạn chỉ cần trả lời tôi một câu thôi, rằng bạn có dám dùng những loại thức uống độc hại đó không? Nếu không, vậy tại sao bạn nghĩ rằng người khác sẽ dùng cơ chứ?

3. Chưa có sự nghiên cứu thị trường dưới góc nhìn văn hóa  

Thật sự rất ít người kinh doanh chú ý đến văn hóa của cộng đồng nơi họ đặt cửa hàng, đây vô tình lại là sai lầm nghiêm trọng nhất của họ. Starbucks cũng từng mắc sai lầm tương tự tại thị trường Úc vào 3 năm trước và tôi mong bạn sẽ không đi theo vết xe đổ đó.

Starbucks thất bại thảm hại ở Úc

Starbucks thành công vang dội ở Mỹ và Trung Quốc bao nhiêu thì lại thất bại thảm hại ở Úc bấy nhiêu. Họ mở cửa hàng đầu tiên ở Úc vào năm 2000 và bắt đầu mở rộng ồ ạt, nhưng chỉ vài năm sau, 70% cửa hàng đã phải đóng cửa không thương tiếc, 683 nhân viên bị mất việc, số tiền thua lỗ lên đến 143.000.000 USD.

Xem thêm: Hãy kinh doanh quán cafe siêu sáng tạo như thế này! 

Theo phân tích từ nhà bán lẻ Barry Urquhart, Starbucks phải lùi bước là điều dễ hiểu bởi họ đến một vùng đất mới mà lại không hiểu được những đặc điểm văn hóa độc đáo, càng không phân tích được những thói quen tiêu dùng cafe khác nhau ở đây: "Ở Mỹ, Starbucks là trung tâm, nhưng ở Úc thì nó chỉ đơn giản là một anh lính mới vào nghề". 

Nổi tiếng thế giới là thế nhưng Starbucks vẫn thất bại ở Úc

Hai lý do mà phân tích này đưa ra thực sự làm nhiều người thất vọng về thương hiệu cafe này. Thứ nhất, Starbucks không hề chú ý tối ưu hóa sản phẩm của họ tại thị trường Úc mà lại áp dụng rập khuôn những gì họ đã từng làm với Mỹ. Người Mỹ sẽ đồng ý bỏ tiền mua một ly cafe nhiều sữa và siro. Nhưng người Úc thì không, một ly espresso vị đắng mới là những gì khiến họ gật đầu. 

Thứ hai, thương hiệu này vừa mới đến Úc đã mở hàng loạt cửa hàng, cứ đi một đoạn phố đã bắt gặp khiến người dân thấy nó chẳng có gì khan hiếm hay đáng để thử nữa. Thêm vào đó, mức giá quá cao, không gian lại không mấy phù hợp với văn hóa muốn thưởng thức ly cafe một cách từ tốn của người Úc cũng khiến Starbucks tụt dốc không phanh. 

Xem thêm: Xu thế dùng phần mềm quản lý cafe có thực sự hiệu quả? 

Bạn rút được bài học gì từ thất bại thương đau của Starbucks?

Bạn hoàn toàn có thể nhìn vào những sai lầm của thương hiệu này để ngẫm về cửa hàng của mình. Quy mô có thể nhỏ hơn, bạn cũng có thể chỉ mở một quán cafe duy nhất nhưng việc tìm hiểu thói quen uống cafe của thực khách địa phương chưa bao giờ là thừa. Ngay trên đất nước Việt Nam thôi, mỗi miền cũng đã có cách thưởng thức khác nhau rồi.

Nói tóm lại, để không trượt dài trong sự thất vọng của khách hàng để rồi kinh doanh sa sút như thương hiệu đình đám Starbucks, bạn hãy sớm rút cho mình những kinh nghiệm để tự cải thiện tình hình kinh doanh của quán. Nếu bạn cần tối ưu quy trình bán hàng, quản lý hàng hóa, doanh thu hay nhân viên thì hãy nhớ rằng phần mềm bán hàng MAYBANHANG.NET luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất nhé! 

ĐỪNG NGẦN NGẠI DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 14 NGÀY PHẦN MỀM BÁN HÀNG QUÁN CAFE NGAY TẠI ĐÂY! 

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý quán cafe

Share this:

Tags: kinh doanh cafe, phần mềm quản lý quán cafe, phần mềm bán hàng, Starbucks

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi