Chắc chắn bạn từng đọc những bài báo về việc quán cafe phải đóng cửa chỉ vì nhân viên phục vụ cãi nhau, to tiếng với khách hàng. Bên cạnh đó, các đoạn video vạch trần những chiêu ăn cắp vặt của nhân viên cũng chính là lời nhắc nhở rằng bạn phải thật cẩn trọng khi tuyển dụng nhân viên phục vụ.
Xem thêm: Cách quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
Vậy làm thế nào để tìm được nhân viên lanh lợi, chăm chỉ, lịch sự và trung thực? Tất cả phụ thuộc vào buổi phỏng vấn, bạn phải đặt câu hỏi sao cho khai thác được tối đa bản chất của người đối diện. Nếu chưa có kinh nghiệm trong mảng này, bạn sẽ dễ dàng bị ứng viên qua mặt.
Vì thế, bạn cần xem ngay bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên phục vụ quán được chúng tôi đúc kết từ kinh nghiệm hơn 5 năm làm việc với các chủ quán tại Việt Nam. Từ đó, bạn sẽ biết nên hỏi gì và kết luận gì sau mỗi câu trả lời của ứng viên.
1. Câu hỏi về sự phù hợp cơ bản
Dạng câu hỏi này sẽ giúp bạn biết rõ về thông tin cá nhân của ứng viên, từ đó, bạn sẽ xác định xem người này có lai lịch rõ ràng không, có đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về công việc không. Để tiết kiệm thời gian cho mình và ứng viên, bạn nên gọi một cuộc điện thoại ngắn để trao đổi các thông tin này thay vì đến khi phỏng vấn mới hỏi. Một số trường hợp mà chủ quán thường từ chối ứng viên là vì họ có lai lịch không rõ ràng, ở quá xa quán, không đi làm được theo thời gian của quán,...
Bạn có thể tham khảo các câu hỏi thường gặp sau:
- Hãy tự giới thiệu bản thân của em.
- Hiện tại, em đang ở đâu, di chuyển bằng phương tiện gì?
- Em còn đi học không? Em có làm việc được theo ca của quán không?
- Em mong muốn mức lương bao nhiêu? Em có chấp nhận mức lương mà quán đề nghị không?
Chẳng ai muốn tuyển về một nhân viên lười biếng, suốt ngày ngồi bấm điện thoại, lúc khách cần thì nói chuyện trống không. Vì thế, bạn cần những câu hỏi để đánh giá ứng viên có chăm chỉ, vâng lời và nói chuyện lịch sự hay không. Bạn nên yêu cầu ứng viên kể chi tiết các ví dụ trong quá khứ thay vì những lời nói sáo rỗng kiểu như "em chăm chỉ lắm ạ", "em học nhanh lắm", "thường ai cũng bảo em lịch sự".
Bạn có thể tham khảo các câu hỏi thường gặp sau:
- Vì sao em không tiếp tục làm công việc cũ?
- Trong công việc cũ, em thích nhất và ghét nhất điều gì?
- Em có thường ở lại làm thêm giờ khi cần thiết không?
- Em có thấy phục vụ quán cafe là một nghề tầm thường không?
- Em có từng nhận được tiền thưởng vì hoàn thành công việc tốt chưa?
Trung thực cũng chính là điều mà bạn bắt buộc phải khai thác kỹ khi phỏng vấn nhân viên phục vụ quán. Vì ở vị trí đó, họ có nhiều cơ hội để gian lận, thu tiền của khách nhiều hơn thực tế hoặc thậm chí thu tiền xong không đưa lại cho thu ngân. Nghiêm trọng hơn, nhân viên phục vụ và thu ngân có thể thông đồng với nhau để bòn rút doanh thu của bạn.
Xem thêm: Làm thế nào để quản lý thu chi hiệu quả
Nếu bạn hỏi "Em có phải là người trung thực không?", chắc chắn ai cũng trả lời là "có". Vì thế, bạn có thể tham khảo các câu hỏi sau: "Theo em, quán cafe có cần phải in hoá đơn cho khách không? Quán có cần phải dùng két đựng tiền, camera không? Vì sao?". Nếu nhân viên trả lời là "Có" và giải thích rằng điều đó sẽ tạo ra tính minh bạch, giúp hạn chế thất thoát tiền bạc cho quán thì chắc chắn bạn đã tìm được người trung thực rồi.
Xem thêm: Tại sao cần sắm két đựng tiền cho quầy thu ngân?
Nếu đối tượng bạn tuyển là sinh viên đi làm thêm thì phần này chỉ nên chiếm tối đa 30% khi ra quyết định chọn hay loại ứng viên. Nếu bạn cần tuyển nhân viên phục vụ chuyên nghiệp thì phần kinh nghiệm làm việc này có thể chiếm đến 60% kết quả tuyển dụng.
Bạn có thể đánh giá kinh nghiệm theo hai tiêu chí: Số năm kinh nghiệm (30%) và những gì học được trong quá trình làm nhân viên phục vụ ở quán cũ (70%). Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến:
- Em từng làm phục vụ chưa, trong bao lâu?
- Em học được những kinh nghiệm gì từ công việc trước đây?
- Theo em, quy trình phục vụ khách hàng trong quán cafe gồm những bước nào?
- Theo em, nhân viên phục vụ quán cafe cần có những kỹ năng gì?
- Hãy chia sẻ một số lỗi mà em từng mắc phải khi phục vụ khách, em làm thế nào để khắc phục chúng?
Ngoài ra, những câu hỏi tình huống cũng phát huy tối đa tác dụng khi bạn muốn đánh giá kinh nghiệm xử lý tình huống của ứng viên. Bạn có thể đưa ra tình huống như: "Quán đã hết chỗ nhưng khách vẫn nằng nặc muốn vào thì nhân viên phục vụ sẽ xử lý thế nào?"
Trong những lúc đông khách hoặc có nhân viên đột ngột xin nghỉ, nhân viên phục vụ bắt buộc phải kiêm nhiệm, thử sức với một vai trò mới. Vì thế, bạn cần hỏi thêm một số câu hỏi liên quan tới nghiệp vụ của nhân viên pha chế, thu ngân như:
- Em có biết pha cafe không?
- Em có biết sử dụng phần mềm tính tiền không?
Vậy là bạn đã nắm được đầy đủ các câu hỏi cần thiết khi phỏng vấn nhân viên phục vụ quán rồi. Bên cạnh đó, bạn đừng quên một câu hỏi "bất hủ" vào cuối buổi phỏng vấn nhé: "Em có câu hỏi gì không?". Đó sẽ là cơ hội để bạn đánh giá về khả năng gắn bó với công việc của ứng viên, nếu họ hỏi thêm nhiều điều về quán, về nghiệp vụ mà họ phải làm thì chắc chắn họ đang nghiêm túc với công việc này. Hãy quan sát và đánh giá thật kỹ để đưa ra quyết định chính xác nhất. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Câu chuyện suýt nữa phải đóng cửa của Care Hub Cafe
Tuyển được nhân viên phục vụ giỏi sẽ giúp quán cafe của bạn tăng doanh thu dễ dàng hơn. Nhưng để quản lý chặt chẽ quy trình của quán, bạn cần sử dụng phần mềm quản lý quán cafe với tính năng thanh toán, order nhanh, xem báo cáo doanh thu mọi lúc, mọi nơi. Hãy trải nghiệm 14 ngày sử dụng miễn phí phần mềm tiện ích này để cảm nhận sự khác biệt nhé!