Miếng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột!
Để làm ra một phần mềm quản lý bán hàng, công ty phần mềm phải có đội ngũ kỹ sư viết code, chi phí chạy máy chủ, tiền quảng cáo để thu hút khách hàng, đội hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn sử dụng và xử lý sự cố; đấy là còn chưa kể đến những nhóm phục vụ đằng sau như nhà quản lý, kế toán, nhân sự…
Thế mà lại có những phần mềm quản lý bán hàng MIỄN PHÍ!
Mà MIỄN PHÍ ở đây là miễn phí VĨNH VIỄN luôn, không có kiểu dùng thử miễn phí 14 ngày như MAYBANHANG.NET.
Xem thêm: 5 Bước để chọn phần mềm bán hàng phù hợp nhất
Nếu mà không lấy đồng nào thì công ty đấy sống bằng gì? Lấy gì để nuôi đội ngũ nhân sự kể trên? Liệu có gì “mờ ám” đằng sau miếng pho mát miễn phí đó không? Hãy cùng tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra khi dùng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí nhé.
1. Bảo mật kém
Để tiết kiệm chi phí (lương trả cho kỹ sư phần mềm rất cao), những cá nhân/tổ chức cho bạn dùng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí thường sao chép hay nhái lại những dòng code hoặc sản phẩm của công ty khác, dùng mã nguồn mở hoặc tệ hơn là chỉ tải về từ những website không rõ nguồn gốc.
Đây là miếng mồi ngon cho tin tặc và là ổ chứa virus hay mã độc xâm nhập vào máy tính của bạn. Không chỉ dữ liệu bán hàng mà cả những thông tin quan trọng khác như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng của bạn cũng có thể bị lấy cắp dễ dàng nhờ việc cài đặt những phần mềm miễn phí tù mù về xuất xứ như này.
2. Tính năng hạn chế
Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí thì đừng đòi hỏi nhiều! Thường chỉ có vài chức năng cơ bản như quét mã vạch, tính tiền, in ra hóa đơn. Còn những tính năng cao cấp khác như theo dõi hàng hóa, xem báo cáo doanh thu thì thường chủ cửa hàng phải trả tiền mới có thể được sử dụng.
Như vậy chữ MIỄN PHÍ chỉ là lừa đảo, có thể bạn phải trả lẻ tẻ cho mỗi một tính năng cao cấp, cộng lại thì quá tiền mua theo gói của phần mềm có tính phí bình thường.
3. Bạn bị lợi dụng để kiếm tiền
Để có thể chạy được một phần mềm quản lý bán hàng cho các cửa hàng, nhà cung cấp phải trả một khoản phí khá lớn để mua, lắp đặt và vận hành máy chủ (server). Máy chủ này sẽ giúp sao lưu và cập nhật dữ liệu cho các tài khoản. Nếu phần mềm miễn phí thì chi phí này phải lấy từ nguồn nào, không lẽ từ trên trời rơi xuống? Thông thường sẽ có 2 nguồn thu chính của các nhà cung cấp:
- Quảng cáo: Bạn đang bán hàng thì POOP!!, một quảng cáo hiện ra trước mắt. Có thể nó sẽ bắt bạn xem ít nhất 15s trước khi có thể tắt đi để tiếp tục công việc. Chịu khó đi, dùng miễn phí thì phải trả ít thời gian để người ta kiếm chút tiền chứ!
- Bán thông tin của bạn cho bên thứ 3: Câu chuyện này xảy ra với Facebook hay Google, những ứng dụng miễn phí hoàn toàn nhưng thông tin của bạn lại là hàng hóa để người ta bán cho bên thứ 3. Bạn sẽ có thể nhận được những quảng cáo từ những nhãn hàng có liên quan đến công việc hay cuộc sống mà không hiểu từ đâu. Cảm giác mình là một món hàng có khó chịu không nhỉ? Chắc chắn là có rồi.
Xem thêm: Muốn kinh doanh thu về 2 tỷ mỗi tháng, hãy dùng phần mềm!
4. Gặp lỗi mà không được hỗ trợ
Miễn phí có nghĩa là bạn phải tự xoay xở khi gặp vấn đề, sự cố kỹ thuật khi sử dụng. Bạn có thể bị hỏng hoặc mất dữ liệu, nhân viên gian lận mà bạn không theo dõi hoặc kiểm tra lại được. Những khó chịu hoặc thất thoát có thể xảy ra sẽ khiến bạn mất rất nhiều công sức, tiền bạc và cả sự bực dọc. Những điều này có đáng không khi mà một Phần mềm quản lý bán hàng chất lượng đảm bảo chỉ có giá thành từ 3.000đ/ngày, tương đương với 1 cốc trà đá vỉa hè?
Với những phân tích bên trên, bạn có nên dùng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí?
Câu trả lời là KHÔNG!
Hãy là một người chủ cửa hàng thông thái, trả một khoản tiền nhỏ để mua lấy sự an tâm lớn!