Nguyên nhân Bộ Công Thương đưa ra quyết định này khiến giá bia sẽ tăng cao là do bia giả đang được sản xuất tràn lan, gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, thêm vào đó, ngân sách đến từ thuế bia bị thất thu mỗi năm lên đến 2.000 – 3.000 tỷ đồng.
Tại sao phải dán tem bia? Giá bia sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Việc dán tem bia sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, chưa kể đến các loại thuế đánh vào loại mặt hàng này cũng tăng, giá bia trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ tăng cao.
Trong tháng 9 vừa qua, Bộ Công Thương đưa ra dự thảo lần 3 với đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bia, trong đề án lần này có nhắc đến việc ngân sách thuế hằng năm bị thất thoát quá nhiều do bia giả, dán tem là biện pháp được đưa ra để chấm dứt tình trạng này.
Theo số liệu thống kê năm 2016, có tổng 119 cơ sở sản xuất bia với sản lượng khoảng 25 triệu lít/năm/cơ sở, tổng sản lượng bia sản xuất được trong năm 2016 đạt 3,73 tỷ lít, tổng số thuế nhà nước thu được rơi vào khoảng 30.000 tỷ đồng.
Về mặt thống kê là vậy, cán bộ kiểm tra chưa làm tốt, còn nhiều lỗ hỏng, tình trạng xuất hiện bia giả, bia lậu ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của các cơ sở chân chính, sức khoẻ người tiêu dùng, gây thất thu ngân sách hơn 2000 tỷ đồng mỗi năm.
Vì vậy, Bộ Công Thương đã xem xét về việc dán tem lên bia để giúp thu hồi ngân sách, doanh nghiệp nhờ vậy sẽ tiết kiệm được chi phí thay đổi mẫu mã hay tem nhãn để tránh hàng giả, sức khoẻ người tiêu dùng cũng được đảm bảo hơn.
Phần lớn doanh nghiệp sản xuất bia cho rằng: “Thay đổi tem nhãn hay mẫu mã, chúng tôi chỉ cần đầu tư về chi phí thiết kế và chiến lược PR để truyền thông đến khách hàng, nhằm thông báo mẫu mã chúng tôi có thay đổi, chi phí này chỉ tốn một lần duy nhất. Còn đối với việc dán tem, nó được thực hiện hằng ngày trên mỗi sản phẩm chúng tôi sản xuất ra, theo cái nhìn xa mà nói, chúng tôi chỉ có thiệt mà không lợi, nếu áp dụng chính sách trên, giá bia chắc sẽ tăng cao gây khó khăn cho chúng tôi khi bán hàng.
“Do đó chúng tôi sẽ kiến nghị lên Chính phủ đề án này cần xem xét nó tác động đến hoạt động sản xuất, đóng góp ngân sách…như thế nào phải cân nhắc kĩ chứ không thể đưa ra như thế”, đại diện VBA nhấn mạnh.
Theo đó, một con tem bia giấy có giá là 179 đồng, tem in bằng công nghệ phun trực tiếp có giá 145,44 đồng. Toàn bộ chi phí này sẽ được tính vào chi phí sản xuất. Tem chống hàng giả làm theo hai công nghệ này sẽ có chất lượng cao, chống được nguy cơ tái sử dụng lại tem bia sau khi dùng.
Bên cạnh đó, theo đại diện Hiệp Hội bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, đề xuất này đã được Bộ Công Thương đề lên chính phủ cách đây 3 năm nhưng đã bị dừng lại.
VBA nêu quan điểm rằng: "Thực tế cho thấy việc nâng cao quản lí nhà nước đưa ra chủ yếu vẫn là giải pháp dán tem bia. Trong khi nâng cao năng lực quản lí nhà nước có nhiều cách để giải quyết và khắc phục chứ không riêng gì dán tem”.
Chưa hết, khi việc dán tem được áp dụng sẽ làm chi phí tăng cao, theo ước tính, nếu in 10 tỷ con tem sẽ hao tốn 2.000 tỷ đồng, toàn bộ gánh nặng này doanh nghiệp sản xuất sẽ phải chịu.
Ngoài chi phí tiền in tem, chi phí máy móc cũng là một bài toán khó cho doanh nghiệp, cụ thể hơn, một chiếc máy in tem hiện tại với công suất trung bình chỉ có thể in được 40.000 con tem/giờ, trong khi các thiết bị, máy móc sản xuất bia hiện đại và tiên tiến, công suất sản xuất lên đến 120.000 chai bia/giờ.
Với sự chênh lệnh gấp 3 lần như vậy, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn một máy in tem khiến chi phí đã cao nay lại càng leo thang.
>> Bảng giá các loại bia trên thị trường
>> Kinh doanh quán nhậu cần chuẩn bị những gì?
Người tiêu dùng một lần nữa lại thiệt thòi nhất, chắc chắn rằng toàn bộ số tiền dán tem này sẽ được doanh nghiệp gán xuống cho người dùng. Không dán tem thì uống phải bia giả, bia kém chất lượng, dán tem thì giá bia tăng cao ảnh hưởng đến tài chính. Muôn vàn thứ thuế đổ xuống người dùng, tự hỏi một câu “Không biết khi nào người tiêu dùng Việt mới thoát khổ?”.