Kinh doanh là một bài toán lợi nhuận, tôi chắc chắn bạn sẽ chẳng muốn bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng chỉ vì quán đi vào hoạt động mà chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có rất nhiều người ngần ngại đụng chạm đến các thủ tục hành chính, nhưng yên tâm là những thủ tục này không hề khó khăn đâu. Tham khảo ngay quy trình gọn nhẹ, đơn giản dưới đây nhé!
Theo quy định hiện hành, các hoạt động kinh doanh chỉ được phép tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Có 3 mô hình chính mà chủ quán cafe có thể chọn để đăng ký, bao gồm: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Khoản 1, điều 66, nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể: "Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.” Theo đó, các mô hình kinh doanh cafe vừa và nhỏ sẽ rơi vào trường hợp này. Còn đối với những mô hình lớn hơn thì sẽ phải đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, đa phần các quán cafe được mở ra với quy mô vừa và nhỏ, nên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Xem thêm: Hãy kinh doanh quán cafe siêu sáng tạo như thế này!
Có hai loại giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh quán cafe
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh
Ngoài ra, vì mô hình cafe sẽ thuộc dịch vụ ăn uống, nên bạn cần chuẩn bị thêm Giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và Giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy (PCCC), với hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Bản sao hợp lệ giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Sơ đồ quy trình sản xuất và phân phối thực phẩm
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng quán cafe và mặt bằng xung quanh
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cửa hàng và người quản lý
- Chứng nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên vật liệu và các sản phẩm do quán thực hiện
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất và các vật dụng của quán
Xem thêm: Bạn muốn tự kinh doanh riêng? Hãy tiết kiệm!
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC đối với những quán mới xây dựng/cải tạo
- Bảng thống kê các phương tiện PCCC, thiết bị cứu người đã trang bị tại quán
- Danh sách những thành viên đã qua huấn luyện về PCCC kèm theo Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC
- Phương án chữa cháy của cơ sở
Sau khi có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết được liệt kê ở trên, bạn đã đi được 2/3 chặng đường rồi đấy. Việc cần làm tiếp theo chỉ đơn giản là đến các cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ mà thôi. Hãy mang một bộ hồ sơ đầy đủ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện để nộp. Sau 3 ngày làm việc, bạn sẽ có trong tay Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không được xét duyệt vì bất kỳ lỗi gì, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản có đính kèm những nội dung hoặc giấy tờ cần bổ sung trong vòng 5 ngày làm việc. Đối với hai loại giấy tờ VSATTP và PCCC, cơ quan có thẩm quyền sẽ đến quán cafe của bạn để thực hiện thẩm định. Nếu đạt yêu cầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Xem thêm: Hiến kế kinh doanh hiệu quả áp dụng được cho mọi mô hình
Các loại thuế mà cơ sở kinh doanh cần phải nộp theo quy định tại Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, bao gồm:
- Thuế môn bài
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
Nếu quán cafe có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì bạn chỉ cần nộp thuế môn bài theo từng năm là đủ. Mức thuế cụ thể mà bạn cần nộp sẽ được tư vấn cụ thể tại các cơ quan có thẩm quyền khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Không quá khó để sở hữu những loại giấy tờ hành chính cần thiết này đúng không? Hãy tranh thủ thực hiện sớm để công việc kinh doanh được thuận lợi bạn nhé! Mách bạn thêm một mẹo nhỏ khi quán đi vào kinh doanh chính thức, đó là hãy trang bị một phần mềm bán hàng chuyên dụng cho quán cafe. Với MAYBANHANG.NET, bạn sẽ chỉ tiêu tốn có 1.500đ/ngày để quản lý hàng hóa, doanh thu, nhân viên, kho, định lượng nguyên vật liệu,... một cách hiệu quả. Ngại gì không thử ngay hôm nay?
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ 14 NGÀY MIỄN PHÍ PHẦN MỀM BÁN HÀNG DÀNH RIÊNG CHO QUÁN CAFE