Maybanhang Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

BẠN MUỐN TỰ KINH DOANH RIÊNG? HÃY TIẾT KIỆM!

Lâm Nguyễn

Nếu gần đây bạn thấy túi tiền chi tiêu cá nhân đang giảm mạnh, đừng ngạc nhiên vì bạn không phải là người duy nhất gặp phải. Gần một nửa các chủ doanh nghiệp nhỏ đang bày tỏ sự lo ngại về việc khó nắm giữ dòng tiền của mình. Vậy nên nếu bạn đang có ý định tự kinh doanh riêng, hãy cân nhắc đến việc xây dựng một quỹ tiết kiệm chỉ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Kể cả khi không dự định kinh doanh, bạn vẫn nên có một phần tiền cho những mục đích quan trọng.

Tiết kiệm chi phí cho mục tiêu kinh doanh của bạn

Tham khảo ngay 3 mẹo sau đây để có quỹ đầu tư cá nhân vững chắc nhé.

1. Biết rõ bạn đang tiêu tiền vào đâu và cái nào có thể cắt giảm

Khởi đầu cho việc tiết kiệm chính là phải hiểu rõ cách chi tiêu của bản thân. Nếu một cửa hàng cần có một phần mềm quản lý bán hàng, thì bạn cũng cần có một bảng liệt kê chính xác chi tiêu của mình. Bạn phải nắm được thu nhập của mình đến từ nguồn nào và đang chảy vào nguồn nào, Việt Nam đồng hay ngoại tệ. Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu trên smartphone sẽ là một lựa chọn tốt cho việc tiết kiệm tiền của bạn.

Cắt giảm những thứ không cần thiết cho doanh nghiệp

Một cách cổ điển hơn nhưng không bao giờ cũ là có một cuốn sổ thu chi cá nhân. Phân loại chi phí rõ ràng và ghi sổ ngay khi đụng đến tiền bạc sẽ giúp bạn biết rõ mình đang tiêu tiền cho những khoản nào. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nhiều người dùng phương pháp này đã phát hiện ra mình tiêu quá nhiều tiền cho một hành động vốn không mấy chú ý, đây là cơ sở để họ có giải pháp chi tiêu hợp lí hơn.

Khi bạn đã nắm được việc chi tiêu hàng tháng của mình, hãy đánh giá những khoản chi nào kém quan trọng và có thể cắt giảm. Ví dụ: nếu bạn đang tốn hơn 200.000đ cho việc ăn ngoài mỗi cuối tuần, hãy mạnh dạn nấu ăn ở nhà mỗi ngày để cắt giảm chi phí, và dành phần còn lại cho kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Xem thêm: Mẹo sống còn dành cho cửa hàng tạp hoá thời hiện đại

2. Thử cắt giảm những khoản chi phí cố định

Khi đề cập tới việc “cố định”, ở đây tôi muốn nói đến những chi phí dịch vụ hàng tháng mà có thể bạn không quá cần thiết. Có thể là chi phí vào mạng 4G hàng tháng, có thể là thanh toán các dịch vụ truyền hình trực tuyến trên mạng, hoặc các tài khoản dịch vụ trực tuyến khác bạn ít khi dùng đến… Đó là những dịch vụ có thể thay thế và không gây nhiều bất tiện nếu cắt giảm.

Cắt giảm các chi phí cố định trong cửa hàng

Với những chi phí khác như gói tập gym hàng tháng, hoặc các dịch vụ tiện ích bên thứ 3, bạn có thể thương lượng giảm giá xuống bằng cách mua nhiều sản phẩm hơn hoặc chọn những gói lớn hơn để giảm chi phí cho mỗi tháng.

Nếu bạn đã có một cửa hàng, việc trang bị một hệ thống phần mềm quản lý bán hàng là một điều bắt buộc. Bạn có biết công dụng thực tế của một phần mềm quản lý bán hàng không phải là… bán hàng mà là quản lý dòng tiền cho cửa hàng không? Bạn đang bỏ ra tiền cho những mặt hàng nào, chi phí nhân viên ra sao, mặt bằng tốn bao nhiêu và việc bán hàng mang lại tiền lời thế nào… cũng là một loại chi phí cố định. Xác định và cắt giảm đi những mặt hàng ít người mua cũng giúp bạn tích góp vốn cho cửa hàng tiếp theo.

Xem thêm: Ly cafe nói lên điều gì về tính cách của bạn?

Đừng xem thường những việc này! Tính toán thu chi từ những khoản nhỏ có thể giúp bạn tiết kiệm đến hơn 10% chi tiêu hàng tháng đấy.

3. Lựa chọn phương án tiết kiệm tối ưu

Lựa chọn phương án tiết kiệm tốt nhất cho kế hoạch kinh doanh

Tối ưu ở đây tức là lựa chọn phương án gửi tiết kiệm tốt nhất và đảm bảo nhất. Nếu kế hoạch kinh doanh sắp tới của bạn chưa đủ chi tiết, hãy cố gắng bổ sung chi tiết nhất có thể. Vì sao phải làm thế? Vì khi có mốc thời gian triển khai cụ thể, bạn có thể đặt tiền của mình vào những ngân hàng cung cấp thời hạn gửi và lãi suất tốt nhất. Hãy khảo sát kỹ các gói tiết kiệm đang có mặt trên thị trường, tìm hiểu xem gói nào có lãi ổn định và thời gian rút phù hợp với kế hoạch của bạn. Hoặc xa hơn, hãy lựa chọn ngân hàng nào có lãi hàng tháng cao nhất và có thể rút trong thời gian gửi, giúp bạn có thể đầu tư cho những thứ cần thiết trước khi đi vào triển khai.

Xem thêm: Trở thành ông chủ - Bạn có đủ 4 tố chất tiên quyết?

Tóm lại, trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc nắm rõ dòng tiền và có kế hoạch tiết kiệm cụ thể sẽ giúp bạn có một khoản đủ để xoay sở trong tương lai. Nếu bạn đang cần một giải pháp phần mềm quản lý bán hàng giúp quản lý tiền nong chính xác hơn, đừng ngại tham khảo và dùng thử miễn phí 14 ngày phần mềm bán hàng tối ưu.

New Call-to-action

Share this:

Tags: tiết kiệm, tiết kiệm chi phí, Khởi nghiệp kinh doanh, phần mềm quản lý bán hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi