Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

KINH DOANH QUÁN NHẬU CẦN NHỮNG THỦ TỤC PHÁP LÝ NÀO?

KINH DOANH QUÁN NHẬU CẦN NHỮNG THỦ TỤC PHÁP LÝ NÀO?

Dac Viet Pham

Kinh doanh quán nhậu là một mô hình không mấy dễ dàng, hàng ngày, có hơn 300 quán nhậu đóng cửa trên toàn quốc, trên 3.000 người đã từ bỏ ngay từ bước ý tưởng. Theo khảo sát mà chúng tôi thực hiện trên quy mô 163 người, cho kết quả rằng 86% trong số họ đều lựa chọn các thủ tục pháp lý rắc rối là nguyên nhân hàng đầu khiến họ từ bỏ.

Vì vậy, bài viết này ra đời nhằm mang lại cho các bạn kiến thức cơ bản về các thủ tục pháp lý cần thiết khi kinh doanh quán nhậu, cùng xem nhé. 

Tải ngay các mẫu giấy tờ cần thiết khi kinh doanh quán nhậu tại đây

kinh-doanh-quan-nhau


Có rất nhiều loại hình kinh doanh như: kinh doanh hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, mỗi loại hình sẽ chịu mỗi mức thuế phí và giấy tờ khác nhau.

Nhưng ở đây, đối với mô hình quán nhậu, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn loại hình kinh doanh hộ cá thể. Với mức thuế hàng năm rất thấp, không cần chuẩn bị hay khai báo nhiều loại giấy tờ là ưu điểm mà loại hình này đem lại.

Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Mang hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan cấp quận (huyện) nơi địa điểm bạn mở quán, nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm những giấy tờ sau:

dấu-tích-1.png Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh

dấu-tích-1.png Ngành, nghề kinh doanh

dấu-tích-1.png Số vốn kinh doanh

dấu-tích-1.png Họ tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh nhóm cá thể.

giay-chung-nhan-dang-ky-kinh-doanh-quan-nhau

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm bản sao giấy chứng minh nhân dân của bản thân và các cá nhân tham gia hộ kinh doanh, người đại diện hộ gia đình và biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với các trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.      

Lưu ý bạn cần đảm bảo đã thực hiện chính xác các điều kiện sau:

dấu-tích-1.png Tên hộ đăng ký kinh doanh phải phù hợp quy định

dấu-tích-1.png Đóng đủ các lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định

Trong vòng năm ngày làm việc, nếu vi phạm 1 trong 3 điều kể trên, bạn sẽ nhận được thông báo từ cơ quan địa phương về các sai sót gặp phải, nội dung cần sửa chữa hoặc bổ sung thêm để thỏa đủ các điều kiện. Vì vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên kiểm tra thật kỹ trước khi trình đơn lên cơ quan đăng ký kinh doanh.

hoan-tat-thu-tuc-kinh-doanh-quan-nhau

Đặc biệt, nếu sau năm ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, bạn vẫn không nhận được Giấy chứng nhận đằng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc bất kỳ thông báo nào về việc cần bổ sung hay sửa đổi giấy tờ, bạn có quyền khiếu nại hay tố cáo theo đúng quy định của nhà nước.

Xem thêm: Mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được xác nhận là cơ sở đảm bảo đủ các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ quán nhậu cần nộp đơn xin phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

dấu-tích-1.png Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận VSATTP (theo mẫu).

dấu-tích-1.png Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (02 bản sao y công chứng). Bạn cần hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh ở phần trên mới có thể đề đơn xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

dấu-tích-1.png Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng địa điểm kinh doanh.

dấu-tích-1.png Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của khu vực xung quanh.

dấu-tích-1.png Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của quán bạn.

dấu-tích-1.png Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm.

dấu-tích-1.png Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe của nhân viên và chủ sở hữu.

dấu-tích-1.png Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

dang-ky-kinh-doanh-quan-nhau

Xem thêm: 5 điều cần biết để kinh doanh quán nhậu thành công

Sau khi đề đơn và nộp toàn bộ hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm địa phương, họ sẽ tiến hành thẩm định quán của bạn, cụ thể như sau:

dấu-tích-1.png Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin và tính chính xác của các giấy tờ trong hồ sơ.

dấu-tích-1.png Nếu đầy đủ và đúng quy định bạn sẽ được cấp phiếu đã tiếp nhận hồ sơ. Nếu còn sai sót sẽ được cơ quan hướng dẫn cách hoàn thiện và bổ sung.

dấu-tích-1.png Trong 10 ngày kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ, bạn sẽ được thông báo trước và mời tham dự bài kiểm tra về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

dấu-tích-1.png Nếu trả lời chính xác trên 80% câu hỏi, bạn sẽ được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thật phẩm trong 3 ngày kể từ lúc làm bài kiểm tra.

dấu-tích-1.png Sau đó, Chi cục sẽ trực tiếp kiểm tra tận nơi cơ sở kinh doanh của bạn, nếu không đạt bạn phải chờ 3 tháng sau để được thẩm định lại, nếu vẫn tiếp tục chưa đạt sau 3 tháng cơ sở của bạn sẽ bị buộc ngưng hoạt động.

dấu-tích-1.png Sau khi quán nhậu của bạn đạt đủ các kêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, Chi cục sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho bạn.

tham-dinh-an-toan-thuc-pham


Chúc mừng, nếu làm theo các hướng dẫn ở trên bạn đã hoàn thành các loại thủ tục và đóng đầy đủ thuế cho nhà nước. Tuy vậy, đây chỉ là bước đầu tiên trên hành trình làm giàu với loại hình quán nhậu này, để đạt được thành công thật sự bạn cần phải học hỏi thêm một số kiến thức khác về kinh doanh quán nhậu.

DANG KY DUNG THU PHAN MEM QUAN LY QUAN NHAU

Share this:

Tags: Blog chia sẻ kinh nghiệm, phần mềm quản lý quán nhậu, kinh doanh quán nhậu, phần mềm tính tiền quán nhậu

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi