Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

Kinh doanh trà sữa và các thủ tục pháp lý cần biết

Kinh doanh trà sữa và các thủ tục pháp lý cần biết

Dac Viet Pham

Trà sữa là một loại thức uống đã hút hồn biết bao giới trẻ nhờ vào hương vị beo béo của kem sữa, kèm theo đó là một chút chát nhẹ của trà hòa nguyện cùng nhiều loại topping khác nhau đã tạo nên một hương vị gây "nghiện" nặng.

Làm thế nào để có thể gia nhập vào ngành trà sữa đầy tiềm năng và dường như chưa bao giờ ngừng hạ nhiệt này? Bài viết này sẽ chỉ rõ cho các bạn đường đi, nước bước để có thể bắt đầu ngay vào việc "chen chân" vào ngành kinh doanh siêu hot này.

Xem thêm: 

Bí quyết kiếm lời khủng của trà sữa GONG CHA

Sự trổi dậy của các quán trà sữa

Nắm rõ cách pha 3 loại trà sữa cơ bản trong 5 phút

1. Tại sao kinh doanh trà sữa là một loại hình chưa bao giờ "Ngừng Hot"

Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2000, đến hiện tại đã là 17 năm, từ một loại thức uống mới lạ, trà sữa đã trải qua cả một cuộc hành trình rất dài. Giờ đây, cụm từ trà sữa đã trở nên thân thuộc và được nhắc đến hằng ngày trên mọi phương diện.

Và cứ như thế, cứ phát triển và tồn tại sau chừng ấy năm, trà sữa bây giờ đã trở thành một "mặt hàng" thiết yếu của giới trẻ, các cửa hàng kinh doanh loại thức uống này mọc ra nhiều như nấm. Không những vậy, đã có không ít những cửa hàng mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình trà sữa dạng chuỗi và gặt hái được nhiều thành công rực rỡ.

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua.jpg

Có một sự thật rằng, những ai đã từng uống trà sữa chắn hẳn sẽ không thể nào lý giải được, tại sao bản thân lại có cảm giác thèm thuồng một ly trà sữa đến mức kinh khủng với tần suất ít nhất là một lần - một tuần.

Và những người kể trên rất ít ai có thể kiềm chế được "cơn khát" đó và bắt buộc phải chạy ngay ra tiệm để rinh ngay một ly trà sữa về nhằm giải tỏa sự thèm khát của cơ thể.

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua1.jpg

Bí mật gây nghiện của trà sữa: Nếu chúng ta để ý, vị beo béo và ngọt ngọt của kem sữa chính là hương vị được rất nhiều người yêu thích. Chúng thường được kết hợp với bánh bông lan và chỉ thường xuất hiện vào những dịp đặc biệt.

Nhược điểm lớn nhất của kem sữa đó chính là dễ gây ngán. Nhưng vị đắng và chát nhẹ của trà cùng hòa quyện cùng cái hương vị vừa béo vừa ngọt dễ gây ngán kia, đã tạo ra một sự cân bằng tuyệt vời khiến người uống không còn cảm thấy ngán khi uống trà sữa nữa.

Từ đó, ta có thể thấy được rằng kinh doanh trà sữa chưa bao giờ ngừng hot và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vậy tại sao chúng ta lại không thử làm giàu với loại hình kinh doanh này?

2. Các giấy tờ và thủ tục pháp lý cần biết khi tiến hành kinh doanh trà sữa

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế

Đối với loại hình kinh doanh trà sữa, thường sẽ có hai loại hình kinh doanh đó là: Kinh doanh hộ cá thểcông ty trách nhiệm hữu hạn.

Lời khuyên cho bạn, với quy mô kinh doanh ban đầu nhỏ và ít vốn bạn nên chọn loại hình kinh doanh hộ cá thể vì thủ tục đăng ký sẽ đơn giản và phát sinh ít loại giấy tờ hơn công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng nếu ngược lại thì công ty trách nhiệm hữu hạn chính là một lựa chọn tốt dành cho bạn.

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua2.jpg

Ngoài ra, có ba loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể cần phải đóng khi đăng ký.

Loại thuế thứ nhất chính là thuế môn bài, cần phải đóng theo chu kỳ một năm/lần, có nhiều bậc thuế môn bài khác nhau dựa trên doanh thu hằng năm của bạn.

Loại thuế thứ hai là thuế giá trị gia tăng (GTGT): được tính bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Loại thế thứ ba là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): được tính bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN.

Sau khi khai thông tin và hoàn tất các thủ tục đăng ký, sẽ có cán bộ thanh tra xuống địa điểm kinh doanh của bạn để kiểm tra tính chính xác của những thông tin bạn khai báo. Sau đó cơ quan sẽ cấp cho bạn 2 loại giấy là giấy phép kinh doanh và chứng nhận đăng ký thuế.

Ủy Ban Nhân Dân địa phương bạn đang sinh sống chính là nơi đăng ký hai loại giấy phép này. Khi đi đăng ký, các bạn lưu ý cầm đem theo những giấy tờ như: CMND, sổ hộ khẩu, hợp đồng thuê nhà, đến nơi các bạn sẽ được hướng dẫn hướng dẫn tận tình để hoàn tất thủ tục.

  • Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với loại giấy tờ này thì quy trình khá đơn giản:

1. Đầu tiên, bạn cần đến cơ quan có thẩm quyền về phân cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm để lấy mẫu, sau đó điền đầy đủ thông tin và nộp lại.

2. Cơ quan sẽ cử người đến cơ sở kinh doanh của bạn để kiểm tra, nếu bạn đạt đủ yêu cầu cơ quan sẽ cấp phép cho bạn.

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua3.jpg

3. Nếu cơ sở của bạn chưa đạt yêu cầu, cơ sở của bạn sẽ được đoàn thẩm định lại sau 3 tháng, nếu vẫn chưa đạt đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động kinh doanh của cơ sở do bạn sở hữu.

  • Hợp đồng thuê nhà

Khi đăng ký giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan để kinh doanh trà sữa, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bạn xuất trình hợp đồng thuê nhà. 

Do vậy, sau khi tìm được mặt bằng kinh doanh phù hợp, bạn cần ký hợp đồng thuê nhà với bên cho thuê, sau đó mang hợp đồng thuê nhà đi công chứng, vì sau khi hợp đồng được công chứng thì mới có đủ pháp lý để sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên photo hợp đồng thành nhiều bản rồi đem đi công chứng một lần để tiết kiệm thời gian nếu như sau này bạn cần dùng đến thì không cần phải đi công chứng nữa.

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua4.jpg

  • Giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng điện và chuyển đổi tên người sở hữu điện kế

Nếu bạn không nhận được yêu cầu từ phía điện lực thì bạn không cần phải làm loại giấy tờ này.

Nhưng nếu bạn được bên phía điện lực yêu cầu thì buộc bạn phải hoàn tất các giấy tờ để thay đổi mục đích sử dụng điện để tránh bị phạt nhé.

3. Bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh trà sữa hiệu quả

  • Bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh trà sữa quả thật là rất nhiều, nhưng đối với những người đang tìm hiểu về kinh doanh trà sữa thì đầu tiên hãy suy nghĩ về bạn sẽ kinh doanh theo hướng nào. Lúc này, bạn có thể lựa chọn hai hướng đó là tự xây dựng thương hiệu và hoạt động độc lập, hoặc bạn có thể tham gia vào các chuỗi trà sữa nhượng quyền nếu như muốn chắc ăn về thương hiệu và lượng khách.

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua10

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua

  • Áp dụng phần mềm quản lý quán trà quán trà sữa sẽ giúp cho cơ sở của bạn trở nên chuyên nghiệp và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, phần mềm còn có thể giúp bạn quản lý toàn bộ các tác vụ liên quan đến việc kinh doanh trà sữa như: Tính tiền nhanh, in hóa đơn, tính doanh thu lợi nhuận tự động, quản lý nguyên vật liệu và nhân viên từ xa.

phan-mem-kinh-doanh-tra-sua5.png


Người xưa thường nói "Phi thương bất phú", sau bao nhiêu thế hệ câu nói đó vẫn đúng. Hy vọng rằng những kinh nghiệm được chia sẻ trên sẽ có ích và giúp cho sự khởi đầu của bạn thêm suôn sẻ. Ngoài những kiến thức và kinh nghiệm được nêu ở trên, đây là món quà cuối cùng chúng tôi muốn dành cho bạn, đó là gói sử dụng 14 ngày phần mềm quản lý quán trà sữa, mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn.

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý quán trà sữa



 

Share this:

Tags: Khởi nghiệp kinh doanh, trà sữa

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi