Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

TẤT TẦN TẬT VỀ KINH DOANH CỬA HÀNG THÚ CƯNG

Mai Phương

Gần đây, phong trào nuôi và “khoe” thú cưng đang trở thành xu hướng trên mạng xã hội. Nhiều người coi động vật như những người bạn, người thân trong gia đình và chi khá nhiều khoản dịch vụ dành cho chúng. Không chỉ ở nước ngoài mà ý tưởng kinh doanh cửa hàng thú cưng cũng được khai thác triệt để tại Việt Nam để đáp ứng lại nhu cầu ngày càng cao của mọi người.

Vậy nếu bạn là một người thương yêu thú cưng và muốn thử sức kinh doanh lĩnh vực này thì đừng bỏ qua các bước chuẩn bị cũng như những kinh nghiệm để quản lý hiệu quả cửa hàng thú cưng dưới đây nhé!

Kinh doanh cửa hàng thú cưng

Xem thêm: Mật Pet - Kiếm bộn tiền nhờ mở spa “cho chó”

1. Trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc thú cưng

Yêu thú cưng thôi là chưa đủ, bạn còn phải trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất khi chăm sóc chúng, ví dụ như:

- Kiến thức về chủng loại, đặc điểm, tập tính, các loại thức ăn phù hợp… của mỗi loài động vật mà mình kinh doanh.

- Kiến thức về các loại sản phẩm mà mình bày bán: Hầu hết các loại sản phẩm cung cấp cho thú cưng thường được xuất xứ từ nước ngoài nên bạn cần phải hiểu rõ cách thức sử dụng cũng như tính năng của mỗi loại sản phẩm để tư vấn hỗ trợ khi khách mua hàng.

- Kiến thức chăm sóc sức khỏe động vật như: triệu chứng bệnh và cách sơ cứu, chữa trị, cách xử lý kịp thời khi gặp phải trường hợp không mong muốn về sức khỏe của thú cưng…

Trang bị kiến thức chăm sóc thú cưng

2. Lựa chọn hình thức kinh doanh rõ ràng

Có khá nhiều hình thức mà bạn phải lựa chọn khi kinh doanh cửa hàng thú cưng như:

- Kinh doanh thú cưng: Bạn có thể bán nhiều loại thú cưng cho khách hàng như chó mèo, chuột hamster, thỏ, sóc, nhím,... tùy thuộc vào số vốn mà bạn có. Đây là hình thức kinh doanh rất có tiềm năng vì càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua niềm vui từ những chú thú cưng xinh xắn, đáng yêu.

- Thức ăn dành cho thú cưng: Đây là phân khúc thị trường phát triển mạnh mẽ nhất khi kinh doanh cửa hàng thú cưng. Thị trường buôn bán thức ăn vật nuôi phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của những người yêu động vật. Do đó, đây là một cơ hội tuyệt vời cho bạn nếu lựa chọn hình thức kinh doanh này.

- Đồ chơi dành cho thú cưng: Đối với hình thức này, bạn không cần bỏ ra số vốn quá nhiều mà vẫn có thể đạt được nguồn doanh thu lớn. Vì theo xu hướng ngày nay, khách hàng sẵn sàng chi tiền mua đồ chơi về cho thú cưng của họ để chúng được thoải mái và vui vẻ. Tuy nhiên, chất lượng đồ chơi phải thật đảm bảo và không gây nguy hiểm cho thú cưng.

Lựa chọn hình thức kinh doanh rõ ràng

Xem thêm: 10 lĩnh vực kinh doanh kiếm lời khủng nhất hiện nay (P.1)

- Quần áo và phụ kiện thú cưng: Khi nhiều người đã coi thú cưng như một người bạn, một thành viên trong nhà thì việc họ mua sắm quần áo cũng như phụ kiện cho thú cưng là điều dễ hiểu. Cũng như những sản phẩm cho con người, thời trang cho thú cưng cũng rất đa dạng như: quần áo, nón, áo phao, áo lông, mũ, kính, giày…

- Dịch vụ chăm sóc thú cưng: Nhiều người nuôi thú cưng nhưng lại vướng phải lịch làm việc công tác dày đặc khiến họ bận bịu không có thời gian chăm sóc đầy đủ cho chúng, chính vì thế mà dịch vụ chăm sóc thú cưng ra đời. Bạn nên phát triển hình thức kinh doanh này một cách đa dạng như chăm sóc thú cưng trong thời gian ngắn, một ngày, một tuần hay một tháng…

Ngoài những gợi ý trên, bạn còn có thể khai thác thêm một số hình thức khác như: chụp ảnh, dắt thú cưng đi dạo, huấn luyện thú cưng… Tùy vào số vốn và quỹ thời gian của bản thân mà bạn hãy lựa chọn hình thức kinh doanh cửa hàng thú cưng cho mình một cách phù hợp nhất nhé.

3. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, uy tín

Các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cửa hàng thú cưng thường khó tìm kiếm nguồn hàng trong nước. Nếu có điều kiện thì bạn nên nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài, hoặc không thì hãy nhập hàng giá sỉ tại một số đơn vị uy tín ở Việt Nam như: petcity.vn, chomeo.com, sieuthithunuoi.com…

Riêng đối với các loại thức ăn cho vật nuôi, thời gian đầu bạn chỉ nên nhập một số lượng nhỏ vì chúng có hạn sử dụng. Khi nguồn khách hàng ổn định thì hãy mở rộng quy mô cửa hàng để tránh việc tồn kho gây lãng phí.

4. Lập website, fanpage

Dù bạn kinh doanh online hay offline thì việc thiết lập cho cửa hàng của mình website và fanpage đều là một bước vô cùng cần thiết. Các thông tin được đăng trên website và fanpage sẽ khiến cho khách hàng biết tới bạn nhiều hơn cũng như là cơ sở để họ lựa chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng bạn.

Thêm vào đó, để khai thác mạng xã hội một cách hiệu quả, bạn nên tìm hiểu kỹ thói quen của người dùng để biết được những loại thông tin họ cần mà có kế hoạch đăng bài phù hợp nhằm thu hút sự quan tâm và tương tác của khách hàng.

Lập website, fanpage cho cửa hàng thú cưng

5. Trang bị phần mềm quản lý bán hàng

Khi cửa hàng của bạn đi vào hoạt động, các nghiệp vụ như quản lý doanh thu, chi phí, quản lý kho, quản lý nhân viên hay khách hàng đều phải đến tay bạn. Bước đầu hoạt động sẽ có rất nhiều công việc mà bạn không thể quản lý thủ công một cách chính xác và đảm bảo nhất được.

Do đó, hãy sử dụng Phần mềm quản lý cửa hàng thú cưng để chắc chắn rằng các hoạt động quản lý được thực hiện chuẩn xác nhất, mà bạn cũng không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức.

Trang bị phần mềm quản lý bán hàng

Trên đây là tất cả các bước chuẩn bị cũng như kinh nghiệm để quản lý hiệu quả cửa hàng thú cưng mà MAYBANHANG.NET muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng 5 bước đơn giản này sẽ giúp bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với mình. Chúc các bạn thành công!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

New Call-to-action

Share this:

Tags: phần mềm quản lý bán hàng, cửa hàng thú cưng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi