Cho dù nhà hàng tấp nập khách ra vào, nhân viên bận rộn, ông chủ đếm tiền mỏi tay nhưng cuối tháng tính toán lại vẫn rơi vào tình trạng lỗ vốn hoặc có lãi cũng chỉ cò con, không xứng với công sức hay số tiền đầu tư – thật đúng là “có tiếng mà không có miếng”.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện trạng này nhé!
1. Chi phí sản phẩm quá lớn
Một số chủ nhà hàng thiết lập giá bán của món ăn theo cảm tính, thường chỉ lấy lời rất thấp, theo tâm lý “lấy công làm lãi” để tăng tính cạnh tranh với các đối thủ xung quanh. Tuy nhiên, cách làm này sẽ gây khó khăn cho công việc kinh doanh của bạn khi có sự biến động về giá cả thị trường và về lâu dài, sẽ khiến cho bạn vất vả trong việc duy trì được chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Xem thêm: 5 tiêu chí quản lý nhân viên nhà hàng
Công việc định giá sản phẩm sao cho đúng để người bán có lãi, người mua hài lòng và đảm bảo được tính cạnh tranh trong cùng phân khúc là một bài toán khó. Người chủ nhà hàng cần ngồi xuống tính toán chi phí giá thành phẩm, có thể thay đổi nhà cung cấp hoặc sử dụng nguyên liệu thay thế miễn sao giữ được chất lượng như cam kết ban đầu.
Bạn cũng có thể tham khảo các đối thủ cùng khu vực hay cùng ngành hàng, tăng giá sản phẩm kèm dịch vụ hoặc giữ giá cũ nhưng bán kèm sản phẩm khác... Việc thay đổi giá bán hàng có thể gây xáo trộn nhất định, đặc biệt với khách hàng quen nên bạn cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và quyết định cẩn thận nhưng hãy làm điều này càng sớm càng tốt để đảm bảo hoạt động ổn định của nhà hàng.
2. Chỉ quan tâm đến việc lôi kéo khách hàng mới
Một sai lầm lớn của các nhà hàng là tung rất nhiều chiêu trò để “dụ” khách hàng mới và coi việc khách quen đến quán là việc đương nhiên, không cần phải chăm sóc. Để có được một khách hàng mới, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều chi phí marketing để thu hút sự chú ý, đưa ra các chương trình khuyến mãi, quà tặng... nhằm mục đích kéo họ đến nhà hàng lần đầu. Chi phí này cao hơn rất nhiều so với việc giữ chân khách hàng cũ.
Theo thống kê, một người khách cũ sẽ đến ăn thường xuyên, mua nhiều đồ hơn đến 60% và sẽ giới thiệu người thân, bạn bè đến quán (bạn sẽ chẳng tốn xu nào cho quảng cáo). Chính vì vậy, hãy trân trọng và đưa ra các chương trình tích điểm hợp lý cho các khách hàng hiện tại của bạn đi nhé.
3. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên chưa tốt
Nhân viên đứng túm năm tụm ba, nói chuyện, chat chít để khách hàng chờ đợi hoặc nhân viên chạy toán loạn lên mà công việc vẫn ùn tắc là chuyện thường xảy ra khi nhà hàng tuyển dụng và đào tạo nhân viên chưa tốt.
Nhân viên phục vụ là người tiếp xúc trực tiếp và là gương mặt của nhà hàng và khi nhân viên làm việc không hiệu quả sẽ khiến quán đông khách rơi vào tình trạng lộn xộn, mất kiểm soát. Bạn có thể bị khách hàng phàn nàn, thất thoát đồ ăn, mất tiền, mất uy tín... Hãy tham khảo các bài viết sau đây để có kinh nghiệm tuyển dụng và quản lý nhân viên nhà hàng tốt nhất:
Xem thêm: Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên nhà hàng
4. Quản lý không hiệu quả
Kinh doanh nhà hàng – nỗi sợ lớn nhất là thất thoát xảy ra ở tất cả các khâu từ mua hàng kém chất lượng, bảo quản sai cách, chế biến không đúng định lượng, mất cắp, nhân viên không có trách nhiệm... Số tiền bị thất thoát như những mạch nước ngầm âm thầm chảy và xói mòn lòng đất, để lại những hố sâu khó thể lấp lại được.
Ngoài việc mất tiền thì điều làm nhiều chủ cửa hàng cảm thấy xót xa đi phải đổ đi những đồ ăn thức uống bị hỏng chỉ vì sự cẩu thả, thiếu hiểu biết hoặc không nghiêm túc những quy trình làm việc.
Câu hỏi khó đặt ra với chủ nhà hàng:
- Anh/chị có biết nhà hàng của mình mỗi năm thất thoát bao nhiêu tiền không?
- Và nếu con số đó lên đến hàng trăm triệu thì anh/chị có bỏ mặc được không?
- Kiếm bao nhiêu khách để bù lại con số thất thoát đó?
Bảo làm sao mà nhà hàng luôn đông khách mà lợi nhuận lại quá ít!
Nếu bạn còn đang chưa biết giải pháp nào để quản lý hiệu quả và tối ưu hoá lợi nhuận thì hãy tham khảo ngay gói giải pháp tăng hiệu suất cửa hàng của MAYBANHANG.NET! Đăng ký ngay hôm nay để có được lời khuyên hữu ích nhất!