Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

5 TIÊU CHÍ CƠ BẢN KHI QUẢN LÝ NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG

5 TIÊU CHÍ CƠ BẢN KHI QUẢN LÝ NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG

Lâm Nguyễn

Trong cuộc sống và công việc, cụm từ “làm quản lý” thường khiến người khác cảm thấy bạn đang có một công việc êm đẹp và lương cao. Nhưng có lẽ điều đó không đúng trong lĩnh vực nhà hàng. Làm một người quản lý không hề êm đẹp chút nào, đặc biệt là khâu quản lý nhân viên.

Xem thêm: Phong thủy nhà hàng – Yếu tố giúp bạn kinh doanh thành công

Rõ ràng làm một người quản lý không hề êm đẹp chút nào, đặc biệt là khâu quản lý nhân viên

Cũng vì đặc điểm công việc luôn thay đổi mỗi ngày, nên môi trường nhà hàng có những yêu cầu đặc biệt khi quản lý nhân sự. Vì một nhà hàng sẽ có nhiều nhóm nhân viên với nhiệm vụ khác nhau, việc quản lý mỗi nhân viên buộc bạn phải hướng dẫn cho từng cá nhân, giúp mỗi người hiểu được nhiệm vụ họ phải hoàn thành. Quan trọng nhất, bạn cần có kinh nghiệm tìm ra những sai lầm không thể tránh khỏi của nhân viên và can thiệp kịp thời.

Tóm lại, để có được một đội ngũ nhân viên chất lượng và có thể hoạt động hiệu quả trong mọi hoàn cảnh, phong cách quản lý của bạn sẽ phải thật dễ hiểu và có tính nguyên tắc. Dưới đây là một số tiêu chí để trở thành một người quản lý tốt.

1. Chia sẻ thẳng thắn với mọi người

Luôn chia sẻ thẳng thắn tầm nhìn và kỳ vọng của bạn

Hãy luôn chia sẻ thẳng thắn tầm nhìn và kỳ vọng của bạn đối với mọi nhân viên khi là một quản lý nhà hàng. Nói cho họ biết bạn mong muốn những gì ở họ cũng như từ công việc này. Cách hiệu quả nhất để làm điều đó là tách mọi người thành từng nhóm tương ứng như đầu bếp, phục vụ, lễ tân và nhóm quản lý. Giải thích rõ ràng nhiệm vụ của mỗi nhóm, họ sẽ cần hoàn thành những gì hàng ngày và quy tắc mà mọi người phải tuân theo. Nói rõ rằng bạn sẵn sàng trò chuyện khi ai đó cần sự giúp đỡ.

Xem thêm: 7 công việc người quản lý nhà hàng phải trải qua

2. Kế hoạch làm việc cho từng nhân viên

Bạn sẽ cần đảm bảo mọi nhân viên của mình đang làm việc có kế hoạch và hướng phát triển đúng

Công việc tại một nhà hàng hoàn toàn khác với hầu hết các loại hình kinh doanh khác, cụ thể là về số giờ làm việc và các yêu cầu về kỹ năng. Vì vậy, khi quản lý nhân sự, bạn sẽ cần đảm bảo mọi nhân viên của mình đang làm việc có kế hoạch và hướng phát triển đúng. Gặp gỡ từng cá nhân và nói về cách nhà hàng hoạt động cũng như định hướng nghề nghiệp của họ là điều nên làm, đặc biệt là với các nhà hàng mới mở và chấp nhận tuyển dụng những người chưa có kinh nghiệm.

Mặt khác, người quản lý cần thường xuyên đưa ra được đánh giá cụ thể và quyết định cần cho nghỉ việc nhân viên nào hay không. Hãy có dự báo trước cho những nhân viên làm việc kém hiệu quả, và giải thích rõ ràng nếu bạn quyết định dừng hợp tác với họ.

3. Luôn chú ý công việc của mỗi nhân viên

Luôn chú ý công việc của mỗi nhân viênNgười quản lý cần thường xuyên quan tâm đến hiệu suất và cách làm việc của mỗi nhân viên. Đừng can thiệp và sửa chữa ngay khi một nhân viên mắc lỗi, hãy cứ ghi nhớ và theo dõi họ kỹ hơn. Khi một nhân viên liên tục làm sai, bạn nên dành thời gian để gặp riêng người đó và tường thuật lại mọi thứ bạn đã theo dõi. Hãy cung cấp những lời khuyên có ích để người ấy có thể làm việc tốt hơn tại nhà hàng.

Xem thêm: Cách lựa chọn âm nhạc cho nhà hàng lý tưởng nhất

4. Nhắc nhở nhân viên tiết kiệm

Một điều quan trọng bạn cần làm rõ ngay từ đầu là vấn đề chi phí tại nhà hàng. Nó liên quan trực tiếp đến doanh thu cũng như khả năng trả lương nhân viên, do đó, bạn cần hướng dẫn nhân viên sử dụng nguyên liệu, điện và nước khi chế biến thức ăn cũng như phục vụ khách hàng một cách tiết kiệm, tránh để việc lãng phí làm tăng chi phí vận hành của nhà hàng.

5. Xử lý vi phạm đúng cách

Ở đây là vi phạm chính sách của nhà hàng chứ không phải lỗi trong công việc đâu, đừng nhầm nhé!

Hãy nói chuyện ngay với nhân viên vi phạm chính sách của nhà hàng như hối thúc khách dùng bữa trước khi đóng cửa, không rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn,… Ngay cả khi là vi phạm nhỏ và bạn nghĩ rằng nhân viên sẽ không lặp lại điều đó lần nào nữa, bạn vẫn cần chỉ ra việc đó cho nhân viên ngay lập tức. Nếu không được làm rõ, các nhân viên có thể tin rằng việc vi phạm này là được cho phép.

Xử lý vi phạm đúng cách khi làm quản lý nhà hàng

Đừng trách mắng một nhân viên khi họ vi phạm. Đơn giản bạn chỉ cần gặp trực tiếp nhân viên đó, thông báo cho họ về các quy tắc và nói rằng bạn mong đợi họ tuân thủ chúng từ bây giờ. Ví dụ “Nam, cần phải đeo biển tên khi làm việc mỗi ngày. Nếu anh bị mất, tôi có thể làm lại cái khác, nhưng cần phải luôn luôn đeo nó”.

Xem thêm: Quản lý nhà hàng - Thiên thần hay Ác quỷ

Giúp đỡ nhân viên khi họ cần

Thêm một lời khuyên nhỏ...

Dù nhân viên đã tự giác làm việc, bạn vẫn phải tiêu tốn không ít thời gian để quan sát họ. Bên cạnh đó, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về doanh thu, xử lý vấn đề phát sinh và thống kê sổ sách, thu chi của nhà hàng. Hãy để công nghệ hiện đại hỗ trợ bạn! Trang bị một phần mềm quản lý nhà hàng chính là phương án tối ưu nhất. Cân nhắc ngay từ bây giờ nhé!

ĐĂNG KÝ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG MIỄN PHÍ 14 NGÀY!

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng

Share this:

Tags: Quản lý nhà hàng, quản lý nhân viên nhà hàng, phần mềm quản lý nhà hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi