Câu chuyện về khởi nghiệp là câu chuyện những người trẻ đều quan tâm.Theo thống kê gần đây thì chỉ 5% các dự án start-up có thể trụ vững sau 2 năm thành lập. Điều gì khiến việc khởi nghiệp lại khó khăn đến vậy. Hãy cùng MAYBANHANG.NET đi tìm câu trả lời.
Liệu có bền vững khi khởi nghiệp theo trào lưu hay không?
Có một chàng trai trẻ rất đam mê kinh doanh hàng hóa bán lẻ và mơ ước một ngày nào đó mình sẽ làm chủ một chuỗi siêu thị bán lẻ tại Việt Nam. Anh ta nghĩ: “Đời sống người Việt ngày nay đã được cải thiện, xu hướng mua sắm hàng hóa tiêu dùng sẽ ngày càng tăng.” Ước mơ đấy luôn thôi thúc anh, và cuối cùng siêu thị bán lẻ đầu tiên của anh cũng đã ra đời. Anh đã đưa ra nhiều chiến dịch khuyến mãi để thu hút khách hàng, nhằm giành thị phần phân phối nhiều mặt hàng bán lẻ trên đất Việt.
Tuy nhiên ngay sau đó anh đã nhận ra rằng: miếng bánh tuy lớn nhưng đối thủ cạnh tranh quá nhiều và quá mạnh, hàng hóa tiêu thụ chậm, đối thủ cạnh tranh thi nhau ra các chiến lược về giá bán và chất lượng sản phẩm; giá thuê mặt bằng quá cao,… những nguyên nhân đó khiến siêu thị của anh không thể cầm cự được lâu. Anh quyết định tuyên bố phá sản vì thua lỗ.
Vậy anh ta đã phạm sai lầm gì khi khởi nghiệp?
1. Không nghiên cứu tìm hiểu thị trường
2. Khởi nghiệp theo trào lưu và cảm tính cá nhân
3. Không lường trước những rủi ro có thể phát sinh
4. Chưa nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
5. Không tạo ra lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt so với đối thủ
Những sai lầm trên đây cũng là vấn đề chung của những doanh nghiệp start-up tại Việt Nam. Vậy cần phải chuẩn bị những gì cho sự bắt đầu của một doanh nghiệp? Hãy tham khảo mô hình dưới đây.
Mô hình phân tích con đường khởi nghiệp hiệu quả.
Trước khi quyết định đầu tư một số tiền lớn cho công cuộc xây dựng doanh nghiệp của mình bạn cần phải chắc chắn về giá trị sản phẩm mang lại cho thị trường, tìm hiểu thị trường mình sắp tham gia, sự tồn tại của thị trường tại khu vực bạn dự định khởi nghiệp.
Sự tồn tại của thị trường là điều đầu tiên bạn phải quan tâm đến, bạn sẽ không thể kinh doanh một sản phẩm mà thị trường và nhu cầu người dùng dành cho nó là con số 0. Nếu sự tồn tại của thị trường là có thì thị trường bạn tham gia có những đối thủ cạnh tranh nào, quy mô ra sao, thế mạnh là gì, và tập trung ở đâu? Để trả lời cho tất cả những câu hỏi đó bạn cần phải có một cuộc khảo sát với quy mô lớn và những số liệu báo cáo chính xác.
Sau khi có được những thông tin về thị trường và đối thủ, bạn cần xác định được điểm mạnh sản phẩm của mình so với đối thủ: chất lượng, mẫu mã, giá thành, dịch vụ khách hàng,… để có thể phát huy tối đa. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu về những điểm yếu của mình như: nguồn vốn, nguồn lực con người, vị trí cửa hàng, kinh nghiệm quản lý,… để có hướng khắc phục, hạn chế.
Và một trong những yếu tố quan trọng cần phải có khi xây dựng doanh nghiệp đó chính là tầm nhìn xa. Bạn không muốn xây dựng một doanh nghiệp mà thời gian tồn tại, phát triển chỉ trong vài năm ngắn ngủi có phải vậy không? Bạn cần phải nhìn ra được những cơ hội và thách thức dành cho doanh nghiệp của mình, hướng phát triển lâu dài, sự phát triển đồng hành cùng sự phát triển của xã hội. Từ đó xây dựng cho doanh nghiệp những hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, có sự chuẩn bị cho những biến động của thị trường.
Đừng bao giờ khởi nghiệp khi không biết mình sẽ làm gì và sẽ làm như thế nào. Nếu không đưa ra sự khác biệt so với đối thủ, bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi nhanh chóng.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!!!
Nếu không tìm hiểu và trang bị đầy đủ kiến thức trước khi khởi nghiệp, rất có thể bạn cũng sẽ phải trả giá rất đắt về tiền bạc, thời gian và công sức cho những sai lầm tương tự.
Sự đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay là: Đầu tư ngay vào chính bản thân mình!
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
--------------------------------------------------------
Với kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 15.000 cửa hàng trên toàn quốc, phần mềm quản lý bán hàng tự tin trở thành công cụ đắc lực san sẻ mọi khó khăn trong công việc kinh doanh bạn. Hãy nhanh tay đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm để có những trải nghiệm thực tế nhé!