Tạo ra sản phẩm trước khi tìm hiểu nhu cầu của thị trường là sai lầm phổ biến (và chết người) của rất nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là lý do chính khiến các dự án khởi nghiệp có tỉ lệ thất bại cao.
Trước khi tạo ra một sản phẩm, hãy tự hỏi bạn đã thực sự hiểu thị trường chưa. Ý tưởng lớn mà bạn vừa nghĩ ra có thực sự cần thiết với thị trường không? Ý tưởng của bạn có giải quyết được những vấn đề đang tồn tại? Nếu có, vậy thì bạn có cơ hội. Nếu không, bạn chỉ đang lãng phí thời gian và tiền bạc.
Nguyên tắc: Những gì thị trường cần + những gì bạn có thể làm
Trước khi tạo ra một sản phẩm và bắt đầu một doanh nghiệp, hãy phân tích thị trường và chính bản thân của bạn. Những gì bạn sắp làm có cần thiết với thị trường và khiến bạn vui vẻ hay không? Điều này vô cùng quan trọng.
Nếu bạn đang tạo ra điều mà thị trường cần, nhưng bản thân bạn lại ghét việc đó thì thật tệ. Cuối cùng rồi bạn sẽ chỉ kết thúc công ty của mình trong sự bực bội và nặng nề mà thôi.
Nếu bạn đang làm một điều mà mình đam mê, nhưng thị trường lại không có nhu cầu với thứ bạn tạo ra thì sao? Bạn sẽ không thể khiến thị trường quan tâm và bán đi sản phẩm của mình.
Xem thêm: Trở thành ông chủ - Bạn có đủ 4 TỐ CHẤT TIÊN QUYẾT?
Hãy nhìn vào một thực tế, thị trường hiện tại có rất nhiều nhu cầu lớn cần được thoả mãn. Có hàng nghìn công ty lớn nhỏ đang cố gắng để giải quyết những vấn đề này, nhưng chỉ vài trăm trong số đó có thể tiếp tục trụ lại. Tiền ảo, chứng khoán, năng lượng sạch, trí thông minh nhân tạo… Nhu cầu của thị trường luôn hiện hữu, chỉ là bạn có khả năng giải quyết nó hay không.
-
1. Xác định vấn đề dành cho bạn
Cách đơn giản nhất để tìm ra vấn đề phù hợp cho bạn là liệt kê ra những gì bạn đam mê và muốn làm. Sau đó, hãy dành thời gian phân tích để tìm ra những nhu cầu, những vấn đề của thị trường cần được giải quyết.
Bạn cần tìm ra được điểm giao thoa giữa những gì bạn muốn làm và những gì thị trường cần thoả mãn. Đó sẽ là những điểm khởi đầu lý tưởng để bạn lựa chọn sản phẩm cần tạo ra.
Quan trọng nhất: bạn cần phải đo lường được độ lớn của thị trường đối với sản phẩm, và nhìn ra sản phẩm có tiềm năng về lâu dài trên thị trường hay không.
-
2. Biết rõ đối thủ của bạn
Tất nhiên rồi, kinh doanh sẽ luôn luôn có đối thủ. Có thể trực tiếp hay gián tiếp, bạn sẽ luôn có đối thủ trên thị trường.
Đối thủ của một hãng xe máy không chỉ là các hãng xe máy khác, mà còn có thể là các hãng bán xe đạp hoặc những tour du lịch đường dài.
Một khi bạn xác định được thị trường, bạn cần biết mình sẽ phải cạnh tranh với ai khi nhảy vào thị trường đó.
Xa hơn nữa, bạn cần nắm được càng nhiều thông tin của họ càng tốt. Sản phẩm của họ là gì? Họ sẽ cạnh tranh với bạn ở đối tượng khách hàng nào? Độ lớn thương hiệu của họ đến đâu? Lịch sử kinh doanh trên thị trường của họ ra sao?
Thêm vào đó, nắm được thông tin và tình hình hoạt động của đối thủ giúp bạn tránh đi những cạm bẫy của thị trường, không vấp vào những vết xe đổ và tìm ra phương án cạnh tranh hiệu quả.
Trên hết, doanh nghiệp được sinh ra là để thống trị thị trường. Đừng chỉ góp mặt vào danh sách những công ty đang tồn tại. Hãy tìm con đường giúp doanh nghiệp của bạn đạp lên vị trí nổi bật nhất.
-
3. Xây dựng câu chuyện của bạn
Đây lại là vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu. Khi xuất hiện trên thị trường, doanh nghiệp của bạn phải có một dấu ấn riêng. Vì sao bạn tạo ra sản phẩm này? Thương hiệu này xuất hiện để làm gì? Bạn không thể giới thiệu sản phẩm của mình được tạo ra vì đi theo các công ty trước được.
Xem thêm: Xây dựng thương hiệu - Càng sớm, càng rẻ, càng hiệu quả
Câu chuyện thương hiệu là thứ giúp bạn định hình với khách hàng. Bạn cần tìm ra cách truyền tải câu chuyện của mình một cách lặp đi lặp lại nhưng không nhàm chán. Bạn phải khiến khách hàng hiểu được mục tiêu và sứ mệnh khi tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp là gì. Bạn truyền được cảm hứng, bạn sẽ có chỗ đứng.
Và hơn tất cả, đây là đam mê của bạn. Hãy chứng tỏ bạn là ai!
Thị trường đang thay đổi ngày một nhanh chóng, kéo theo tình hình kinh doanh ngày càng phức tạp và tốn kém. Nếu bạn cần tối ưu hoá hệ thống kinh doanh của mình, tham khảo ngay MAYBANHANG.NET - phần mềm phổ biến nhất, hiện đại nhất, đầy đủ tính năng nhất và chi phí cũng tiết kiệm nhất!
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ 14 NGÀY HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TỐT NHẤT