Maybanhang Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

CƠ HỘI KINH DOANH CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ NĂM 2017

CƠ HỘI KINH DOANH CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ NĂM 2017

Cong Nguyen

Bán lẻ vốn là đặc trưng kinh tế của Việt Nam. Trải qua nhiều thời kỳ, nhiều biến động kinh tế, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển cùng sự phát triển của xã hội.

Năm 2016 thị trường bán lẻ Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Thu nhập của hộ gia đình tăng cao cùng với nhịp sống sôi động dẫn đến việc tăng nhu cầu mua sắm. An toàn vệ sinh thực phẩm trở thành vấn đề đáng lo ngại. Trước nhiều lời cảnh báo thực phẩm bẩn, nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng luôn phải cẩn thận. Siêu thị, cửa hàng tiện lợi được lựa chọn khi cung cấp sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Vậy xu hướng nào đang chờ đợi thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2017?

A. Tình hình thị trường Việt Nam 2014 – hiện tại

1. Thị trường bán lẻ Việt Nam được chia thành 7 kênh phân phối

Hiện nay thị trường bán lẻ tại Việt Nam có thể được tạm chia thành bảy loại hình phân phối. Với những đặc điểm cụ thể, riêng biệt bao gồm:

– Đại siêu thị/Trung tâm phân phối

– Siêu thị

– Trung tâm thương mại

– Trung tâm thương mại phức hợp

– Siêu thị mini/Cửa hàng tiện lợi/Cửa hàng chuyên dụng

– Bán lẻ trực tuyến

– Bán hàng qua truyền hình

thi truong ban le tai viet nam

5 kênh phân phối trực tiếp

Đại siêu thị là cơ sở bán lẻ mở rộng. Bao gồm tất cả các loại sản phẩm thuộc ngành hàng tạp hóa và những sản phẩm thuộc ngành hàng khác cần cho cuộc sống của người tiêu dùng hàng ngày. Big C là thương hiệu duy nhất của đại siêu thị tại Việt Nam. Mặc dù Metro Cash & Carry xây dựng hình ảnh đại siêu thị nhưng không được. Bởi vì khách hàng của Metro chủ yếu là nhà bán lẻ. Trong khi đại siêu thị là nơi cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.

Siêu thị có giá bán lẻ cao hơn đại siêu thị một chút. Và được trang bị sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng mua sắm. Những siêu thị nổi tiếng nhất ở Việt Nam có thể kể đến là: Co.opmart, Citimart, Fivimart.

Trung tâm thương mại bán các mặt hàng sang trọng có thương hiệu. Như quần áo, giày dép và các thiết bị điện tử cao cấp. Hiện tại Diamond Plaza, Vincom là các trung tâm thương mại nổi tiếng tại TP.HCM

Trung tâm thương mại phức hợp có thể bao gồm siêu thị, cửa hàng bách hóa, rạp chiếu phim và các cửa hàng đặc biệt. Lotte Mart tại quận 7 TP.HCM, SC Vivo là một trong những trung tâm thương mại phức hợp mới phát triển tại Việt Nam.

Siêu thị mini/Cửa hàng tiện lợi là nơi phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng, bao gồm các mặt hàng tạp phẩm như dầu gội đầu, xà bông giặt đồ, hay các mặt hàng thực phẩm như rau, củ, thịt, cá,… Siêu thị mini/Cửa hàng tiện lợi đang cạnh tranh với các cửa hàng tạp hóa truyền thống tại Việt Nam.

>> CỬA HÀNG CỦA BẠN CÓ ĐANG CHẾT DẦN?

2. Phân khúc các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, đến giữa năm 2014 cả nước có 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại. Và có hơn 400 cửa hàng tiện lợi. Những con số này tăng lên hàng ngày.

Các “ông trùm” bán lẻ được biết đến nhiều nhất có thể kể đến là: Big C, Metro, Co.op Mart, Citimart,…

thi-truong-ban-le-tai-viet-nam

Thị trường bán lẻ tại 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội xuất hiện thêm mô hình cửa hàng tiện lợi. Mô hình này cạnh tranh trực tiếp với cửa hàng bách hóa truyền thống. Hầu hết các ông lớn trong ngành bán lẻ đều có bước chuẩn bị tiến vào thị trường còn nhiều tiềm năng này.

Tính đến tháng 3 năm 2016, tại thành phố Hồ Chí Minh số lượng cửa hàng tiện lợi của các thương hiệu lớn bao gồm: 65 cửa hàng Family Mart, 160 cửa hàng B’s Mart, 250 cửa hàng Vinmart+, 200 cửa hàng Circle K.

cua-hang-tien-loi-trong-thi-truong-ban-le-tai-HCM

Vinmart+ là đơn vị mới ra đời nhưng phát triển khá mạnh mẽ. Đơn vị này hướng đến mục tiêu 500 cửa hàng vào cuối năm 2018 tại thành phố Hồ Chí Minh và 3000 cửa hàng trên khắp cả nước trong đó có 1000 cửa hàng tại nông thôn.

Saigon Co.op:

Ở Việt Nam, Saigon Co.op là doanh nghiệp bán lẻ tiên phong được thành lập từ năm 1989 theo mô hình liên hiệp hợp tác xã. Hiện tại doanh nghiệp Việt này đã có 290 cửa hàng tiện lợi (Co.op Food và Co.op), 2 trung tâm thương mại (Sence City, SC VivoCity), 77 siêu thị Co.op Mart và kênh bán hàng trực tuyến coophomeshopping.vn. Doanh thu năm 2014 của Sài Gòn Co.op đạt khoảng 26 nghìn tỷ đồng.

Giai đoạn 2017-2020 Saigon Co.op đặt ra mục tiêu phấn đấu để phát triển 30-50 cửa hàng tiện lợi. Thực hiện liên kết và nhượng quyền với các cửa hàng tạp hóa truyền thống với 60-80 điểm bán mỗi năm.

Báo cáo Niesel về kênh phân phối cửa hàng tiện lợi

Trong tương lai gần phân khúc này đang tăng lên. Do thu nhập của giới trung lưu tăng dần, và các doanh nghiệp nước ngoài đã nhắm đến phân khúc thị trường này. Theo số liệu của công ty khảo sát, đánh giá thị trường Niesel, tại Tp.HCM có hơn 60% cửa hàng tiện lợi do các tập đoàn nước ngoài đầu tư. Các doanh nghiệp này có nhiều lợi thế về vốn, thương hiệu, mạng lưới, kỹ năng bán hàng, tuyên truyền quảng cáo, niêm yết và bán theo giá, cân đo đong đếm, an toàn vệ sinh,…

Cũng theo báo cáo của Nielsen, trong năm 2014, có khoảng 34% người tiêu dùng Việt Nam mua sắm thường xuyên tại các siêu thị lớn và có 22% lựa chọn thực phẩm và hàng tạp hóa tại cửa hàng tiện lợi. “Điều này chứng tỏ cửa hàng tiện lợi là một kênh mua sắm khác cho thực phẩm và hàng tạp hóa. Xu hướng này đang phát triển mạnh”, báo cáo cho hay.

Theo kế hoạch, đến năm 2020 cả nước sẽ có từ 1.200 đến 1.300 siêu thị, 337 trung tâm thương mại và mua sắm.

>> 5 CÁCH TẠO THÊM DOANH THU

>> 5 CÁCH TẠO THÊM DOANH THU (PHẦN 2)

B. Các xu hướng ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ năm 2017

Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay có nhiều sự thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến các sự lựa chọn hàng hóa tiêu dùng của người dân. Có thể tóm tắt những lý do chính ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm như sau:

1. Hơn 10 năm qua, thu nhập của hộ gia đình tăng cao gấp đôi.

2. Dân số của Việt Nam ngày càng trẻ dẫn đến lối sống trẻ.

3. Sự gia tăng các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam.

4. Các nhà hàng, cửa hàng cà phê và các chuỗi cửa hàng tiện lợi phát triển nhanh chóng.

5. Ý thức về sức khỏe của người dân Việt Nam đã chuyển thành hành động.

6. Sự gia tăng việc sử dụng thiết bị di động tại Việt Nam.

7. Điện thoại di động thúc đẩy việc sử dụng internet và thay đổi thói quen của người Việt.

8. Người tiêu dùng Việt Nam tìm đến những trải nghiệm mới thay vì trung thành với thương hiệu.

Thói quen tiêu dùng của người Việt

Người tiêu dùng Việt vẫn có thói quen mua sắm tại các cửa hàng bách hóa truyền thống. Bởi vì sự tiện lợi, nhanh chóng nó mang lại. Vì vậy, thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ. Vẫn còn nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa được khai thác hết.

“Thích mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa đã ăn sâu vào thói quen tại các nước Đông Nam Á. Trong đó có Việt Nam. Có đến 32% người Việt Nam thích mua sắm tại cửa hàng tiện ích. So với toàn cầu tỷ lệ này là 22%”, kết quả của một cuộc khảo sát đã chỉ ra. Mua sắm tại cửa hàng tạp hóa đã trở thành thói quen của người Việt. Tuy nhiên, khi dân số ngày càng tăng, lối sống hiện đại. Các vấn đề về sức khỏe được quan tâm bằng hành động. Việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng càng trở nên cẩn thận.

Cơ hội kinh doanh của cửa hàng nội địa

Như chúng tôi đã nói ở trên, các doanh nghiệp nước ngoài đã nhắm đến thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này. Nếu bạn định mở một cửa hàng tạp hóa, hãy suy xét cẩn thận mô hình hoạt động của mình. Người tiêu dùng thích việc mua sắm ở cửa hàng tiện lợi hơn so với cửa hàng tạp hóa. Bởi vì cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/24 hoặc mở cửa rất khuya. Đối với cửa hàng bách hóa truyền thống thời gian hoạt động thường bị hạn chế. Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi đảm bảo sản phẩm cung cấp cho khách hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay nơi đâu cũng bất gặp thông tin về thực phẩm bẩn. Cửa hàng tiện lợi là nơi mà khách hàng có thể an tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, khi lối sống tăng cao việc sử dụng sản phẩm có thương hiệu là vấn đề tất yếu của khách hàng.

Để có thể cạnh tranh cùng các doanh nghiệp lớn này, cửa hàng nội địa cần bổ sung cho mình quy trình làm việc hiện đại. Lựa chọn sản phẩm bán hàng có xuất xứ rõ ràng, trưng bày cửa hàng khoa học, sạch sẽ. Ngoài ra, cần bổ sung việc quản lý bằng phần mềm để có thể dễ dàng kiểm soát hàng hóa, kiểm soát hạn sử dụng, số lượng kho hàng và trông chuyên nghiệp hơn.

Cạnh tranh đúng cách, hiểu rõ thị hiếu của người tiêu dùng. Như vậy sẽ giúp cửa hàng của bạn hoạt động tốt trong thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng phát triển này.

>> 5 CÁCH GIÚP CỬA HÀNG BÁN LẺ TĂNG TRƯỞNG

C. TPP, EVFTA và thị trường bán lẻ năm 2017

Các Hiệp định thương mại Quốc tế có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Giai đoạn 2015 – 2016 là giai đoạn khá căng thẳng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng khi tham gia đàm phán các hiệp định thương mại Quốc tế.

Có 2 hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA)

Thời điểm hiệu lực

Năm 2018 là năm mà các Hiệp định có hiệu lực. Đối với EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế.

Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế.

Ngoài ra, từ 2015 Việt Nam đã loại bỏ thuế cho 93% số dòng thuế từ các nước ASEAN. Tỷ lệ này đến 2018 sẽ là 97%.

Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cạnh tranh từ các nhà đầu tư TPP, EU trên thị trường bán lẻ Việt Nam có thể sẽ gay gắt hơn.

Cam kết của TPP và EVFTA về mở cửa thị trường hàng hóa và thương mại điện tử cũng hứa hẹn những nguồn cung mới, “hấp dẫn và hiệu quả” cho thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam.

Việc ông Donald Trump – người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ lập tức từ bỏ TPP khi nhậm chức cũng có ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại này. Nếu không được tham gia TPP nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc mở rộng thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh đó thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng tại các thị trường khác thông qua các Hiệp định thương mại khác.

Trải nghiệm phần mềm quản lý bán hàng- MIỄN PHÍ 14 NGÀY SỬ DỤNG
ĐĂNG KÝ NGAY

Share this:

Tags: Blog, bán lẻ, cửa hàng, kinh nghiệm

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi