Trong những năm gần đây, cửa hàng bán lẻ truyền thống đang tỏ ra bị áp đảo dưới cơn bão thương mại điện tử. Từ năm 2016 đến nay, đã có hàng loạt thương hiệu bán lẻ thông báo đóng cửa vì không thể chạy theo cuộc đua kinh doanh trực tuyến cả ở trong và ngoài nước, điển hình như Nine West đã phá sản tại Việt Nam và trên thế giới vào đầu tháng 4/2018.
Xem thêm: 6 loại sản phẩm cần có trong cửa hàng bán lẻ
Tuy vậy, đứng trước sự thay đổi của thị trường và sự bành trướng của các ông lớn trong ngành bán lẻ trực tuyến, vẫn không có lý do gì để các chủ cửa hàng và siêu thị truyền thống chịu thua cả. Hãy nhìn lại chính ông lớn Amazon trong thị trường kinh doanh trực tuyến, cách đây không lâu Amazon vẫn chỉ bán sách mà thôi. Làm sao thương hiệu này có thể phát triển vượt xa như vậy? Chìa khoá nằm ở việc công ty đã kết hợp dịch vụ khách hàng tuyệt vời với một chiến dịch tiếp thị mới mẻ để trở thành nhà bán lẻ hàng đầu hiện nay.
Đây là lúc các cửa hàng truyền thống cần nhận ra rằng mình có nhiều sức mạnh tiếp thị hơn bao giờ hết. Chống lại sự áp đảo từ ngành bán lẻ trực tuyến không có nghĩa là bỏ qua sức mạnh của tiếp thị trực tuyến. Bạn có thể không có hệ thống công nghệ vận hành bán hàng 24/7 như Amazon, nhưng không có nghĩa là bạn không thể sử dụng những thứ tương tự. Bằng cách tận dụng sức mạnh của việc cải thiện công nghệ và tăng cường xây dựng mối quan hệ với khách hàng, các nhà bán lẻ truyền thống sẽ gia tăng lợi thế tiếp thị của mình.
Tham khảo ngay các mẹo bên dưới để gia tăng hiệu quả tiếp thị và bán hàng nhé!
Trong guồng quay phát triển của thị trường ngày nay, bạn thật sự cần một trang web. Hầu hết người tiêu dùng hiện tại sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm và cửa hàng trước khi mua, và những cửa hàng nằm trong khu vực của họ sẽ thường được ưu tiên.
Hãy thiết kế trang web của bạn thân thiện và rõ ràng nhất có thể. Bạn cần đảm bảo nội dung trên trang web chứa từ khoá, cụm từ khoá và thông tin đúng với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng để các công cụ như Google có thể đưa website của bạn vào kết quả tìm kiếm của người tiêu dùng.
Xem thêm: Start-up Việt làm gì để thay đổi ngành bán lẻ toàn cầu?
Trong thời đại của những cái click chuột, các cửa hàng truyền thống thực sự có thể đánh bại các nhà bán lẻ trực tuyến bằng cách cung cấp sản phẩm và hoá đơn ngay trong ngày cho khách hàng, nhanh hơn rất nhiều so với việc phải chờ 3-5 ngày khi đặt hàng từ các trang bán hàng trực tuyến.
Một điểm đặc biệt quan trọng là trang web của bạn phải thật nổi bật với thông tin về vị trí cửa hàng. Điều này làm tăng xếp hạng của cửa hàng trong kết quả tìm kiếm, nhất là với những khách hàng tìm kiếm bằng điện thoại - xu hướng phổ biến hiện nay. Thậm chí trong trường hợp website chưa hoàn thiện, bạn vẫn có thể tự đánh dấu mình trên công cụ bản đồ của Google để tăng tính hiện diện. “Việc thể hiện địa điểm rõ ràng giúp kéo hơn 30% khách hàng địa phương đến cửa hàng của bạn”, theo một báo cáo của Google.
Người tiêu dùng ngày nay không chỉ muốn giá tốt, họ cũng muốn có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Để đạt được mục tiêu này, cửa hàng bán lẻ sẽ cần hiện diện cả trên những phương tiện truyền thông xã hội và tác động vào các khách hàng mục tiêu của mình.
Hiện diện ở đây không phải chỉ là đăng vài bài, các cửa hàng cần chia sẻ những thông tin có liên quan và kịp thời, bao gồm các thắc mắc của cộng đồng, những chủ đề thảo luận nóng hổi,… Tất cả những điều này giúp khách hàng của bạn tham gia nhiều hơn và gia tăng nhận thức về thương hiệu của bạn.
Ngay cả các cửa hàng bán lẻ nhỏ nhưng có sự hiện diện trên mạng xã hội lớn cũng có thể cạnh tranh với những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhờ vào sức mạnh cộng đồng. Có càng nhiều người tương tác đồng nghĩa với việc cửa hàng duy trì được khách hàng liên tục cũng như tăng sức lan toả với những người tiêu dùng mới.
Xem thêm: [Infographic] Tương lai: Công nghệ di động sẽ thay đổi ngành bán lẻ
Đây là bước yêu cầu bạn có sự kết hợp thông minh hơn giữa tiếp thị trực tuyến và truyền thống. Chương trình khách hàng thân thiết là một thứ không bao giờ cũ trong ngành bán lẻ. Khi một người tiêu dùng mua hàng tại cửa hàng của bạn, hãy tạo cho họ một tài khoản khách hàng thân thiết trên phần mềm bán hàng miễn phí.
Song song với đó, trên trang web của cửa hàng, bạn hãy tạo ra những chương trình đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết. Đó có thể là một trò chơi nhỏ để nhận phiếu giảm giá, hoặc cũng có thể là những món hàng ngẫu nhiên giảm giá chỉ trong 24 giờ chẳng hạn. Điều này tạo nên một vòng lặp giúp duy trì khách hàng và thậm chí là lôi kéo khách hàng mới từ mối quan hệ của những người tiêu dùng cũ. Vừa kích cầu mua hàng, vừa nuôi dưỡng mối quan hệ với người tiêu dùng, tuyệt vời đúng không?
Tất nhiên rồi, không có gì tuyệt vời và tác động tích cực tới người tiêu dùng hơn những đánh giá xác của những khách hàng cũ. Người tiêu dùng ngày nay tham gia nhiều hơn vào quy trình mua hàng và họ thích đưa ra các đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ mình vừa mua. Tăng cường việc thu thập đánh giá từ người tiêu dùng và đăng các đánh giá tốt nhất lên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng của những người tiêu dùng tiếp theo.
Tất nhiên, sẽ có những đánh giá tiêu cực bên cạnh những nhận xét tích cực. Dù thế nào, cửa hàng cũng cần phản hồi lại chúng bằng một thái độ tích cực. Bạn có thể xin đầy đủ thông tin của họ, tặng họ một phần giảm giá nhỏ trên phần mềm bán hàng miễn phí chẳng hạn, họ chỉ cần đọc số điện thoại đúng là nhận ngay ưu đãi cho lần mua hàng sau. Nhớ nhé, thể hiện tinh thần cầu tiến và coi trọng người dùng luôn là trung tâm của dịch vụ tại cửa hàng.
Xem thêm: 5 cách giúp cửa hàng bán lẻ tăng trưởng
Vậy sau khi đã có được sức mạnh tiếp thị, bạn sẽ cần làm gì kế tiếp? Tất nhiên là nâng cao khả năng bán hàng và quản lý tài chính của mình rồi. Do đó, đừng để khách hàng tìm đến hào hứng nhưng lại nhanh chóng mất hứng vì khâu bán hàng kém và thiếu sự chuyên nghiệp nhé. Tính tiền, xuất hoá đơn, nhập điểm khách hàng thân thiết, mọi thứ đều cần có một phần mềm bán hàng miễn phí hiện đại đấy. Tìm hiểu ngay nhé!
DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG MIỄN PHÍ 14 NGÀY