Một trong những nhiệm vụ khó khăn của người quản lý là nhân viên làm việc kém hiệu quả, kết quả không được như mong đợi và đến lúc phải bắt tay vào giải quyết vấn đề này.
Nhưng trước khi nghĩ đến giải pháp, chúng ta đi phân tích gốc rễ của tình trạng, thông thường sẽ từ hai vấn đề: khả năng và động lực. Một người nhân viên cần có khả năng hoàn thành công việc được giao cũng như có động lực để làm việc đó. Tìm ra được nguyên nhân khiến nhân viên làm việc năng suất kém sẽ giúp bạn quyết định bước tiếp theo là gì.
Xem thêm: 5 tiêu chí cơ bản khi quản lý nhân viên nhà hàng
1. Năng lực bị hạn chế
4 lý do đầu tiên sẽ xuất phát từ việc năng lực của nhân viên bị hạn chế, bao gồm:
1.1. Thiếu nguồn lực
Nếu nhân viên của bạn không có đủ thời gian, kinh phí, nhân sự hoặc các công cụ làm việc để hoàn thành một nhiệm vụ, người đó sẽ không làm xong việc dù có muốn hay không. Đây có lẽ là nguyên nhân dễ tìm ra phương hướng giải quyết nhất. Bạn cần thường xuyên nhắc nhở nhân viên nếu gặp các vấn đề này thì phải báo cho người quản lý chứ đừng âm thầm thực hiện rồi lại không hoàn thành, làm nhỡ hết công việc chung của cả nhóm.
1.2. Phát sinh khó khăn
Các khó khăn, trở ngại có thể đến từ việc không thuyết phục được khách hàng hoặc chưa được phép của cấp trên, không nhận được sự hỗ trợ từ bộ phận khác hoặc các khó khăn mà ngoài tầm kiểm soát của người nhân viên đó. Là một người quản lý, bạn cần nhúng tay vào hoặc giúp nhân viên vượt qua được các trở ngại đó và hoàn thành nhiệm vụ.
1.3. Thiếu kỹ năng làm việc
Đôi khi vấn đề năng lực bị hạn chế là do thiếu một số kĩ năng đơn giản. Có khi nhân viên được thăng chức sớm hơn so với độ trưởng thành trong công việc hoặc bạn giao cho nhân viên một loạt nhiệm vụ mới mà người đó chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy bạn cần có một khoá huấn luyện hoặc hướng dẫn để có thể giải quyết được vấn đề thiếu kĩ năng này.
Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên phục vụ nhà hàng
1.4. Mục tiêu không rõ ràng
Nếu bạn không đưa ra con số hoặc những yêu cầu cụ thể hoặc giả sử nhân viên hiểu sai mong muốn của bạn, đây sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc năng suất làm việc kém. Hãy rà soát lại mục tiêu cũng như các chỉ số cần đạt được để xem bạn cần phải làm rõ những gì và truyền đạt lại cho nhân viên để tránh hiểu nhầm hoặc thông tin không rõ ràng.
2. Thiếu động lực
Loạt nguyên nhân thứ hai của việc kém năng suất mang tính cá nhân và hoàn toàn bắt nguồn từ việc thiếu động lực làm việc:
2.1. Khen thưởng kém
Nhân viên làm việc tốt có được tuyên dương và khen thưởng kịp thời không? Sau một thời gian cố gắng làm việc chăm chỉ, nếu không được công nhận thì họ sẽ bị giảm nhiệt huyết. Đối với một số người, việc được sếp công nhận kết quả làm việc của mình có ý nghĩa tinh thần cực kì quan trọng và họ sẽ cố gắng không ngừng nghỉ nếu được động viên và khen thưởng xứng đáng.
Xem thêm: 3 phong cách quản lý nhân viên hiệu quả
2.2. Kỷ luật lỏng lẻo
Vấn đề đối lập với không khen thưởng là không kỉ luật. Nếu không có kỉ luật đối với năng suất làm việc kém thì một số nhân viên sẽ có cảm giác “thoải mái” được hoàn thành việc trễ hẹn hoặc làm cẩu thả. Đừng vội áp dụng các biện pháp trừng phạt mà bạn cần dành thời gian xem xét lại và lên một loạt các hậu quả theo chiều tăng dần đối với việc làm việc hiệu suất kém. Nhớ thông báo với toàn đội trước khi áp dụng. Bước đơn giản đầu tiên là nhắc nhở, sau đó tăng dần mức độ nặng của kỉ luật lên.
2.3. Phân việc không đều
Sẽ có những nhân viên nhanh nhẹn, chăm chỉ, chịu khó gánh vác phần lớn nhiệm vụ và những kẻ chậm chạp, lười biếng lại được thảnh thơi. Giống như lý thuyết 20-80 về phân việc, theo đó 20% nhân viên sẽ đảm nhận 80% công việc của cả đội. Dần dần số 20% nhân viên kia có thể bị kiệt sức, hoặc thấy sự không công bằng và dần dần bị “lười hoá” đi.
Nếu bạn đang mơ hồ không biết thực trạng của cửa hàng mình là gì, liệu nhân viên có đang làm việc hiệu quả không hay “được như vậy là tốt rồi!”? Hãy để các chuyên gia của chúng tôi giúp bạn với Gói đánh giá hiện trạng hiệu suất tại cửa hàng – qua đó thu thập, phân tích dữ liệu và cung cấp cho người quản lý bộ chỉ số kết quả hiện trạng hiệu suất của cửa hàng. Từ đó, bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp để cải thiện năng suất làm việc của nhân viên, tăng doanh thu và giảm chi phí không cần thiết.