Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN, QUÁN NHẬU

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN, QUÁN NHẬU

Hoàng Khôi Phạm

Nhân viên phục vụ nhà hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nếu nhân viên có thái độ tốt, chắc chắn thực khách sẽ hài lòng và đánh giá cao nhà hàng của bạn. Có không ít khách hàng thẳng thắn chia sẻ rằng họ thường xuyên dẫn gia đình và bạn bè đến một nhà hàng nào đó chỉ vì cảm nhận mình thực sự là thượng đế khi dùng bữa tại đó.

Ngược lại, nếu tuyển nhầm một nhân viên vụng về, gian dối, giao tiếp kém và không nhiệt tình hỗ trợ khách hàng thì những điều tiêu cực nhất sẽ xảy ra. Trường hợp nhẹ thì khách sẽ bỏ sang quán của đối thủ, nếu nặng hơn thì họ sẽ kể xấu về nhà hàng của bạn với người thân hoặc lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Xem thêm: Cách quản lý nhân viên từ xa hiệu quả

phong-van-nhan-vien-phuc-vu-nha-hang

Vậy làm thế nào để tìm được nhân viên lanh lợi, chăm chỉ, lịch sự và trung thực? Tất cả phụ thuộc vào buổi phỏng vấn, đừng để bị ứng viên qua mặt!


1. Câu hỏi về sự phù hợp cơ bản với công việc

Dạng câu hỏi này sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin cá nhân của ứng viên để xác định xem người này có lai lịch rõ ràng không, có đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về công việc không. Dùng một cuộc điện thoại ngắn chính là cách phổ biến nhất để trao đổi về sự phù hợp cơ bản trước khi đến với buổi phỏng vấn trực tiếp.

Hãy lưu ý rằng các câu hỏi ở phần này chỉ để chọn lọc các ứng viên đủ tiêu chuẩn cơ bản, bạn nên trao đổi khái quát, không nên đi quá sâu vào các tình huống.

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp:

Em đã từng làm việc ở nhà hàng, quán ăn nào chưa và trong thời gian bao lâu?

- Hiện tại, em đangđâu, có phương tiện di chuyển cá nhân không?

- Em còn đi học khôngEm làm việc được vào ca nào?

- Em chấp nhận mức lương  nhà hàng đề nghị không?

phong-van-nhan-vien-phuc-vu-qua-dien-thoai

2. Câu hỏi về tính cách, thái độ làm việc

Nhân viên phục vụ cần phải chăm chỉ, chịu khó và khả năng giao tiếp khá. Bạn đừng nghĩ rằng ai cũng làm được công việc này, hãy lựa chọn cẩn thận những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tính cách và thái độ làm việc. Hãy đặt những câu hỏi để đánh giá ứng viên có chăm chỉ, vâng lời và nói chuyện lịch sự hay không. Một trong những cách hữu hiệu là yêu cầu ứng viên kể chi tiết một số trường hợp phải giao tiếp với khách hàng trong quá khứ.

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp:

- Vì sao em lại ngừng làm công việc cũ?

- Có trường hợp nào em ở lại làm thêm giờ mà không yêu cầu được trả lương không?

- Hãy kể lại một tình huống em phải giao tiếp với một khách hàng khó tính!

thai-do-lam-viec-nha-hang

3. Câu hỏi về sự trung thực

Tính trung thực của nhân viên là một trong những điểm mấu chốt quyết định khả năng sinh lợi của nhà hàng. Chắc chắn bạn hiểu rõ rằng nhân viên phục vụ và thu ngân có thể thông đồng với nhau để bòn rút doanh thu mỗi ngày. Nếu không chắc rằng nhân viên của mình trung thực, bạn sẽ luôn trong tình trạng đứng ngồi không yên mỗi khi có việc phải rời khỏi nhà hàng. Vì thế, đừng bỏ qua các câu hỏi về sự trung thực trong buổi phỏng vấn.

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp:

Em có bao giờ phát hiện đồng nghiệp thực hiện hành vi không trung thực chưa? Em xử lý thế nào?

- Theo em, việc in hoá đơn cho khách có cần thiết không?

- Nếu doanh thu của nhà hàng bị thất thoát, theo em, nhân viên phục vụ có phải cùng chịu trách nhiệm với thu ngân không?

Xem thêm: Làm thế nào để quản lý thu chi hiệu quả

nhan vien phuc vu gian lan

4. Câu hỏi về kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống

Sau khi đã khai thác kỹ lưỡng thái độ làm việc và tính trung thực, bạn cần tiếp tục hỏi thêm về kinh nghiệm làm việc và xử lý tình huống của ứng viên. Thật ra yếu tố này có thể được đào tạo, nhưng ứng viên nào đã có sẵn kinh nghiệm thì nên được ưu tiên hơn. Đặc biệt, nếu bạn trả lương cao hơn so với mặt bằng chung, bạn hoàn toàn có thể đòi hỏi một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tốt.

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp:

- Em từng làm phục vụ chưa, em làm trong bao lâu?

- Em học được những kinh nghiệm gì từ công việc đó?

- Theo em, quy trình phục vụ khách hàng trong nhà hàng/quán ăn/quán nhậu gồm những bước nào?

- Nhân viên phục vụ cần làm gì để quản lý chính xác số lượng bia, nước ngọt?

- Hãy chia sẻ trường hợp em mắc lỗi khi phục vụ khách, em làm thế nào để khắc phục?

kinh-nghiem-phuc-vu-nha-hang

Ngoài ra, bạn đừng quên đề nghị ứng viên cung cấp số điện thoại của người quản lý ở công việc cũ. Một cuộc trao đổi ngắn với họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng viên cũng như xác thực các thông tin đã trao đổi trong buổi phỏng vấn.

5. Câu hỏi về sự đa dạng, linh hoạt vị trí làm việc

Trong những lúc đông khách hoặc có nhân viên đột ngột xin nghỉ, nhân viên phục vụ bắt buộc phải kiêm nhiệm, thử sức với một vai trò mới. Vì thế, hãy ưu tiên cộng điểm cho các ứng viên có khả năng linh hoạt vị trí làm việc.

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp: 

- Em đã từng làm nhân viên thu ngân chưa?

- Em có biết sử dụng phần mềm tính tiền, in hoá đơn không?

linh-hoat-vai-tro-nha-hang


Tuyển được nhân viên phục vụ giỏi sẽ giúp nhà hàng của bạn tăng doanh thu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức quản lý, hãy tham khảo thêm phần mềm quản lý nhà hàng với tính năng thanh toán, order nhanh, tiệt tiêu thất thoát và xem báo cáo doanh thu mọi lúc, mọi nơi.

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG NGAY PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG MIỄN PHÍ 14 NGÀY

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng


 

Share this:

Tags: kinh nghiệm quản lý nhân viên nhà hàng, phần mềm quản lý nhà hàng, phần mềm tính tiền nhà hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi