Sau một thời gian làm công ăn lương và tích góp được một số vốn kha khá, hầu hết mọi người đều mong muốn có thể tự làm chủ, tự kinh doanh một sản phẩm gì đó để không còn bị phụ thuộc. Và kinh doanh quán cà phê là một lựa chọn phù hợp với mọi người để bắt đầu con đường tự chủ trong thu nhập.
Xem thêm: 6 ý tưởng để lãi hơn khi kinh doanh cà phê
Tuy nhiên, số lượng các tiệm cà phê hiện nay đang mọc lên như nấm. Sự cạnh tranh trong thị trường này vô cùng khốc liệt. Do đó, nếu bạn có ý định tự mở một tiệm cà phê hãy chắc chắn rằng của bạn có đủ sức để cạnh tranh với đối thủ trong ngành.
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, có rất nhiều việc mà bạn cần phải xác định rõ cho tiệm cà phê của chính bạn. Đừng lược bỏ bất kì một bước nào nếu bạn không muốn "đứa con tinh thần" của mình sớm đóng cửa.
-
Nghiên cứu thị trường
Nhiều người bắt tay vào kinh doanh mà quên đi việc khảo sát thị trường. Ông bà ta có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc tham khảo thị trường và phân tích những ông lớn trong ngành sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn mô hình kinh doanh của bạn.
Xem thêm: 17 bước cắt giảm chi phí mở quán cà phê
Thị trường F&B (Food & Beverage) là một thị trường vô cùng nhộn nhịp, mỗi ngày đều có thêm rất nhiều các cửa hàng tham gia vào thị trường. Các cửa tiệm đều có cho riêng mình những ưu điểm nổi bật nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ.
Mục đích của việc khảo sát thị trường là để trả lời những câu hỏi cốt lõi giúp bạn chọn được hướng đi cho công việc kinh doanh của mình. Những vấn đề mà bạn cần phải nghiên cứu như: Đối thủ của bạn là ai? Họ đang kinh doanh mô hình cà phê như thế nào? Đối thủ có điểm mạnh gì để bạn học hỏi và điểm yếu gì để bạn rút kinh nghiệm?...
-
Xác định mô hình kinh doanh cà phê
Sau khi nắm rõ được tình hình thị trường kinh doanh của các hàng quán cà phê, việc tiếp theo bạn cần làm là xác định mô hình kinh doanh cho chính bạn. Đây là giai đoạn bạn phải suy nghĩ thật kỹ và chi tiết để thiết lập quy trình hoạt động cho tiệm cà phê.
Bạn sẽ bán những thức uống gì cho khách hàng? Khách sẽ gọi nước tại quầy hay sẽ do nhân viên phục vụ xác nhận đơn tại bàn? Hay bạn sẽ lựa chọn mô hình thức uống take - away để kinh doanh? Cũng có thể bạn sẽ nhượng quyền thương hiệu các cửa hàng được yêu thích để kinh doanh. Đối với phương án này bạn cần quan tâm đến các thủ tục hành chính và ngân sách.
Xem thêm: 5 nhóm khách hàng sẽ đến quán cà phê của bạn
Việc theo kịp xu hướng thị trường là vô cùng cần thiết, đối tượng khách hàng của bạn là giới trẻ hay người thành đạt cũng cần được xác định rõ ràng. Bạn khó có thể mở một quán cà phê và bán cho tất cả các đối tượng khách hàng được. Bạn nên tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định và tạo nên sự đặc biệt của riêng mình nhằm thu hút họ.
-
Lập kế hoạch tài chính hợp lý
Bạn đừng quên tài chính là yếu tố hết sức quan trọng giúp bạn đứng vững trong thị trường. Nếu bạn có 100 triệu đồng để bắt đầu kinh doanh thì đừng nên cố gắng quá sức chọn những mô hình ngoài tầm với. Việc kinh doanh không phải là ngày một ngày hai mà bạn có thể thu hồi được vốn.
Khi bạn mở một tiệm cà phê sẽ tốn rất nhiều chi phí lúc ban đầu. Tiền cọc mặt bằng, tiền thuê nhân viên, tiền mua các cơ sở vật chất... Bạn nên có một kế hoạch hiệu quả trong việc sử dụng dòng tiền. Lập ra kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn để kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất có thể.
-
Áp dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh
Khi bạn tự thân kinh doanh một cửa tiệm cà phê, sẽ có rất nhiều thứ bạn cần phải quản lý. Quản lý nhân viên, quản lý nguyên vật liệu, quản lý hóa đơn... Thay vì tốn kém để thuê quản lý cho mỗi công việc, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng. Công việc quản lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhân công.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, bạn có thể gọi ngay tới số hotline 0915 400 661 để được nhân viên tư vấn cụ thể. Hoặc bạn click vào form dùng thử miễn phí dưới đây để trải nghiệm những tính năng ưu việt mà phần mềm bán hàng này đem lại nhé!
DÙNG THỬ 7 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ QUÁN CÀ PHÊ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ