Nếu như thế hệ cha ông chúng ta, vì điều kiện kinh tế đất nước còn yếu kém, việc uống café vẫn là một thú vui có phần hơi xa xỉ thì ngày nay, thói quen nhâm nhi một cốc café mỗi sáng để tỉnh táo làm việc là một việc rất bình thường của đại đa số mọi người. Đã bao giờ bạn tự hỏi làm sao một ly café lại rẻ đến thế và cây café có phải là đặc sản của Việt Nam hay không; hãy cùng chúng tôi ngược dòng thời gian về nguồn gốc của loại đồ uống “không thể thay thế” này của dân văn phòng nhé!
1. Sự xuất hiện của cây café
Cây café được những người chăn dê ở Kafffa (Ethiopia) phát hiện từ thế kỷ thứ 9. Họ nhận ra đàn dê của mình có thể chạy không mệt mỏi đến tận đêm khuya sau khi ăn loại cây có hoa màu trắng và quả màu đỏ. Những người được thử ép nước từ loại quả đó có thể tỉnh táo rất lâu. Sau đó những người buôn nô lệ đã mang café từ Ethiopia đến Ả Rập. Từ giữa thế kỉ 15 người ta phát hiện ra có thể rang hạt café và sử dụng chúng làm đồ uống. Ả Rập chính là nơi trồng café độc quyền, họ giao dịch café với những thương lái khác tại thành phố cảng Mocha – tức thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.
Từ sau khi người Ả Rập bắt đầu trồng café thì những nơi khác bắt đầu tìm hiểu và trồng khi điều kiện thích hợp. Người Hà Lan đã đem café đến những vùng thuộc địa và cả lục địa Châu Âu. Từ năm 1960 đến năm 1723, café đã có mặt ở khắp các những vùng nhiệt đới trên thế giới.
2. Cây café được trồng ở Việt Nam từ khi nào?
Giống café chè (Arabica) là giống café đầu tiên được du nhập vào nước ta từ năm 1857, thông qua một số linh mục thừa sai người Pháp. Năm 1908, Pháp du nhập thêm 2 giống café vào Việt Nam là café vối (Robusta) và café mít (Cherry). Đầu tiên cây café được trồng thử nghiệm tại các Nhà thờ Thiên chúa giáo ở một số tỉnh ở khu vực phía Bắc. Sau đó, cây café được trồng mở rộng vào các tỉnh miền Trung và cuối cùng mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Người ta sau đó đã nhận ra rằng Tây Nguyên chính là nơi thích hợp nhất để trồng cây café.
Hiện nay diện tích trồng café ở Tây Nguyên là khoảng 576 nghìn hecta, chiếm gần 90% diện tích café của cả nước. Việt Nam hiện đang là quốc gia sản xuất, xuất khẩu café đứng thứ 2 trên thế giới, trong đó đứng số 1 thế giới về café vối.
3. Thói quen uống café của người Việt
Theo thống kê, người Việt mỗi năm tiêu thụ 17 tỷ ly café với các số liệu đáng suy ngẫm đối với những ai đã và đang có ý định mở quán café:
-
* Giới tính
- Theo số liệu thu thập được từ cuộc khảo sát trực tiếp 200 khách hàng tại các quán trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, có đến 75% đàn ông thích uống café nóng, 65% chọn cho mình café đá. Ở phụ nữ, các con số này lần lượt là 25% và 35%. Như vậy, có thể thấy rằng đàn ông tiêu thụ café nhiều hơn phụ nữ.
- * Tần suất tiêu thụ cafe
- - 20% đàn ông uống café nóng nhiều hơn 3 lần/tuần, 65% đàn ông uống café đá nhiều hơn 3 lần/tuần
- - 10% phụ nữ uống café nóng và 30% uống café đá nhiều hơn 3 lần/tuần
- Như vậy, người Việt có xu hướng uống café cùng đá lạnh và café vẫn là sự lựa chọn của nam giới nhiều hơn so với phụ nữ.
- * Độ tuổi
- Cuộc khảo sát chia thành 2 nhóm tuổi, nhóm 1 có độ tuổi từ 19-29, nhóm 2 có độ tuổi từ 30-49.
- – Nhóm tuổi 19-29: Chỉ có 10% uống café nóng và 40% uống café đá quá 3 lần/tuần
- – Nhóm tuổi 30-49: 50% uống café nóng và 15% uống café đá nhiều hơn 3 lần/tuần
- * Thời gian uống café phổ biến
- 90% uống café cùng bữa ăn sáng 50% uống café trước khi ăn sáng 10% uống café sau khi ăn sáng 10% uống café sau khi chơi thể thao 10% uống café trước khi ngủ 90% uống café ngay khi thức dậy.
- * Địa điểm uống café
- 50% uống café tại cửa hàng 40% uống café tại nhà 10% uống tại nơi làm việc.
- * Lý do uống café
- 40% uống café để thư giãn, trò chuyện 35% nhờ café để tỉnh táo sau giấc ngủ 15% tin rằng café có thể giúp tăng khả năng tập trung 40% chọn café vì đó là sở thích.
- Nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào, nhu cầu lớn và thị trường đầy tiềm năng, các chủ quán café dường như đang có “thiên thời – địa lợi” rồi, chỉ còn cần “nhân hòa” nữa thôi. Kinh nghiệm mở quán và quản lý quán café xin mời tham khảo ở các bài viết sau:
- - Thiết kế quán cafe thu hút mọi ánh nhìn
- - Quản lý quán cafe theo kiểu truyền thống, nên hay không?