Blog

Chia sẻ giải pháp quản lý cửa hàng. Tương tác hai chiều, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong ngành bán lẻ của MAYBANHANG.NET và các chủ cửa hàng

NHÂN VIÊN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG CẦN CÓ NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?

NHÂN VIÊN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG CẦN CÓ NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?

TH

“Nhân viên phục vụ nhà hàng” có vẻ là từ khóa hot trên các trang tìm kiếm việc làm vì nhu cầu bùng nổ của các nhà hàng, quán ăn trong những năm gần đây. Công việc này phù hợp với các bạn trẻ, sinh viên làm thêm hay những người lao động ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập. Liệu đây có phải là loại lao động phổ thông mà ai cũng làm được?

Câu trả lời là KHÔNG. Muốn có một vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng ổn định, mức lương thưởng tốt và tương lai thăng tiến, bạn cần có những kỹ năng tốt mà có thể rèn luyện theo thời gian. Vậy những kỹ năng đó là gì?

kỹ năng cần có của nhân viên phục vụ nhà hàng

Xem thêm: 5 tiêu chí cơ bản khi quản lý nhân viên nhà hàng

1. Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên phục vụ là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các thực khách và là gương mặt đại điện cho hình ảnh của nhà hàng. Chính vì vậy giao tiếp khéo léo là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất. Khi khách bước vào, bạn phải mỉm cười, niềm nở đón khách, biết cách giới thiệu, tư vấn để khách chọn món ăn, thức uống với một thái độ lịch sự, giọng điệu dễ nghe, phát âm rõ ràng.

Và bạn cũng phải biết cách “giao tiếp bằng ánh mắt” để tạo được sự kết nối với khách hàng. Một ánh mắt biết cười sẽ luôn thu hút người đối diện hơn là một ánh mắt vô hồn. Hãy để khách hàng cảm nhận được sự nồng nhiệt của bạn ngay từ lần đầu gặp mặt.

nhân viên phục vụ nhà hàng vui vẻ

Để giao tiếp được tốt, bạn phải nắm bắt được tâm lý khách hàng gồm rất nhiều độ tuổi, sở thích, yêu cầu khách nhau… Khách hàng trẻ có thể thích sự sôi nổi, một vài câu hỏi thăm, thậm chí là bông đùa với khách quen. Khách đứng tuổi sẽ cần một sự chào hỏi nghiêm túc và không gian riêng.

Đây là một việc khó nhưng bạn sẽ sở hữu được kỹ năng này nếu bạn là một người nhanh nhạy, thấu hiểu tâm lý khách hàng sau một thời gian làm việc đủ dài. Sự hài lòng khi được phục vụ đúng yêu cầu sẽ tạo nên sự kết nối, khiến khách hàng chắc chắn sẽ quay trở lại nhà hàng trong những lần tiếp theo.

2. Kỹ năng quan sát

Một nhân viên phục vụ nhà hàng nhanh nhẹn sẽ có kỹ năng quan sát nhạy bén. Bạn phải liên tục để ý và quan sát xem nên tiếp món ăn thời điểm nào là hợp lý, rót rượu kịp thời khi khách đã uống cạn, khách cần hỗ trợ gì trong bữa ăn hay không, khách đã thanh toán chi phí bữa ăn hay chưa,... để từ đó có những bước ứng xử phù hợp.

nhân viên phục vụ có kỹ năng quan sát

Xem thêm: Mô hình nhân sự hoàn hảo cho nhà hàng mới

3. Kỹ năng chịu được áp lực cao

Có những thời điểm trong ngày lượng khách đến đông, những dịp lễ Tết khi tất cả mọi người đổ xô ra đường và nhà hàng rơi vào tình trạng quá tải, nhân viên phục vụ phải “vắt chân lên cổ” để có thể hoàn thành công việc. Sự đông đúc ồn ào dễ khiến khách hàng cảm thấy ngột ngạt, cáu gắt. Người quản lý thì tạo áp lực phục vụ tốt. Bếp cũng bị rối, lúc nhầm món, lúc quên món. Trăm thứ đổ lên đầu nhân viên phục vụ nhà hàng.

nhân viên phục vụ bận rộn

Bạn phải là người chạy đi chạy lại, điều phối công việc và làm sao cho khách hàng “chờ đợi trong vui vẻ”. Kỹ năng chịu được áp lực cao cần được rèn luyện theo thời gian nhưng sẽ rất hữu ích. Để có được kỹ năng này, yêu cầu bạn phải có được một sức khỏe tốt, sự nhanh nhẹn, sự kiên cường và đây là những phẩm chất quý giá để bạn thăng tiến trong bất kỳ công việc nào.

4. Kỹ năng xử lý sự cố phát sinh

Tính chất công việc nhà hàng là phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng nên không tránh khỏi tình huống khách hàng phàn nàn, gắt gỏng khi thức ăn mang lên chậm, nhầm món hay khẩu vị không phù hợp. Người ta thường gọi những người làm dịch vụ là “làm dâu trăm họ”.

nhân viên phục vụ khách hàng khó tính

Trong những tình huống khách hàng cáu gắt hay xảy ra xung đột giữa khách với khách, khách với nhân viên thì nhân viên phục vụ nhà hàng phải hết sức bình tĩnh, hòa nhã để hòa giải, đồng thời tạo được sự cảm thông của khách hàng.

Đối với những khách hàng có hành động hay lời đề nghị khiếm nhã, bạn cũng không nên thể hiện thái độ phản ứng gay gắt. Hãy khéo léo nói chuyện với khách hàng và báo lại cho quản lý nhà hàng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn. Nếu cần thiết, bạn có thể mời khách hàng vào bên trong để cùng quản lý cấp cao giải quyết vấn đề.

nhân viên bình tĩnh khi khách hàng cáu gắt

Xem thêm: 5 Kỹ năng mà quản lý nhà hàng nhất định phải có

5. Kỹ năng học hỏi

Đã qua rồi cái thời nhân viên phục vụ nhà hàng chỉ cần nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Kỹ năng học hỏi, thay đổi để phù hợp với những xu hướng mới là một kỹ năng quan trọng và giúp bạn có sự lựa chọn nghề nghiệp đa dạng hơn.

dùng phần mềm in bar bếp trong nhà hàng

Với sự phát triển của công nghệ hỗ trợ, nhân viên phục vụ bàn được giảm tải công việc như nhận gọi món trên máy tính bảng, kết nối phiếu trực tiếp xuống bếp mà không phải chạy đi chạy lại, in hóa đơn mà không phải tính toán hay nhờ đến thu ngân…

Phần mềm bán hàng và quản lý nhà hàng giúp nhân viên phục vụ rút ngắn thời gian cũng như công sức và tập trung vào việc làm khách hàng hài lòng, từ đó tăng chất lượng dịch vụ và uy tín của nhà hàng. Việc của bạn là học cách sử dụng phần mềm để áp dụng trong công việc.

Order nhanh bang menu dien tu

Rất may mắn là Phần mềm bán hàng và quản lý nhà hàng được đơn giản hóa, chỉ 3 phút hướng dẫn là bạn có thể sử dụng dễ dàng. Thời gian còn lại hãy để phát triển thêm bản thân như học ngoại ngữ, tập thể dục để nâng cao sức khỏe, sẵn sàng cho những cơ hội mới nhé. Chúc các bạn thành công!


 ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 14 NGÀY PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng

Share this:

Tags: quản lý nhân viên nhà hàng, phần mềm quản lý nhà hàng, kinh doanh nhà hàng

New Call-to-action

Bài viết nổi bật

VIDEO HƯỚNG DẪN

Báo chí nói về chúng tôi